Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Khám để phát hiện bệnh đái tháo đường ở đâu?

Tôi 30 tuổi, đã có gia đình và 2 con. Gần đây, tôi thường thấy mệt mỏi và sụt 2kg. Tôi nghe nói nếu mắc đái tháo đường thì cũng có triệu chứng như vậy, tôi rất muốn đi khám bệnh nhưng ở quê tôi không biết đi khám ở đâu mà lên Hà Nội thì xa, đi lại tốn kém. Hơn nữa con tôi còn quá nhỏ nên chưa thể xa mẹ được. Xin cho tôi biết liệu tôi đã mắc bệnh đái tháo đường chưa? Những ai có thể dễ mắc bệnh này?Làm thế nào để biết mình đã mắc bệnh đái tháo đường? Nếu tôi đi khám bệnh ở tỉnh Cao Bằng thì có thể đến đâu khám?
Ma Thị Thơm (Cao Bằng)
Kiểm tra đường huyết để sớm phát hiện bệnh đái tháo đường.
Theo điều tra sơ bộ thì ở Việt Nam có tới 50% số người bị mắc bệnh đái tháo đường nhưng lại không biết do bệnh này có tiến triển chậm và rất âm thầm. Điều này rất nguy hiểm vì trong thời gian này bệnh đái tháo đường đã có thể gây tổn thương các cơ quan, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là các biến chứng về tim mạch.
Trong thư chị nói là 30 tuổi và thấy mệt mỏi, sụt cân. Những lý do này chưa thể đưa ngay ra kết luận là chị mắc bệnh đái tháo đường. Muốn biết được có mắc bệnh đái tháo đường hay không, chị hãy đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng để được làm các xét nghiệm cần thiết, lúc ấy các bác sĩ dựa vào đó mà kết luận chị bị bệnh gì, hay chỉ bị suy nhược cơ thể sau khi sinh.
Bệnh đái tháo đường có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên nếu bệnh đái tháo đường xuất hiện ở người trẻ sẽ khác đôi chút so với bệnh đái tháo đường xuất hiện ở người già. Còn những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh này là người trên 40 tuổi; người béo phì hoặc thừa cân, đặc biệt là những người béo bụng; người có anh, chị em ruột hoặc bố, mẹ bị đái tháo đường; người có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, có bệnh mạch vành; những phụ nữ có tiền sử đẻ con to trên 4kg hoặc đã được chẩn đoán là đái tháo đường thai nghén (là bệnh đái tháo đường chỉ tồn tại trong thời gian mang thai, sau khi đẻ lại hết). Những người càng có nhiều yếu tố nguy cơ càng dễ bị bệnh đái tháo đường hơn.
Khi thấy có các dấu hiệu sau thì nên nghĩ đến mình đã mắc đái tháo đường:
- Đi đái nhiều lần, nước tiểu có thể có kiến hoặc ruồi bâu.
- Thấy khát nước liên tục, đặc biệt thích uống nước đá hoặc nước ngọt.
- Rất chóng đói, có khi vừa ăn xong 1-2 giờ đã lại thấy đói cồn cào.
- Luôn thất mệt mỏi, có cảm giác không đủ sức để làm việc gì.
- Gầy sút cân dù ăn rất khỏe.
- Nhìn mờ một hoặc cả hai mắt.
- Da hay có mụn nhọt hoặc ngứa nhiều.
Các triệu chứng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1 thường rõ rệt hơn bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Có nhiều bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chỉ thấy người không được khỏe trong thời gian khá dài nhưng không biết là tại sao. Vì vậy nếu thấy người mệt hoặc có ít nhất một trong các dấu hiệu trên thì nên đến bác sĩ ngay để được khám và chẩn đoán bệnh. Chớ nên để đến khi bệnh nặng rồi mới phát hiện ra thì việc điều trị gặp nhiều khó khăn và cũng rất tốn kém.
(Dự án phòng chống đái tháo đường quốc gia - BV Nội tiết TW)
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét