Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Xử lí sai cách khi bị đinh đâm có thể tử vong

Xử lí sai cách khi bị đinh đâm có thể tử vong
Anh Bùi Đức Liêm, 34 tuổi trú tại Nam Định, làm nghề thợ hồ ở Việt Trì, Phú Thọ. Sau bữa cơm, anh cùng những người thợ khác ngủ ở lán dựng tạm bên trên đống gỗ cốp pha.
Một lần, mọi người ngồi xem đá bóng, anh Liêm vui quá khi đội anh yêu thích ghi được bàn thắng nên nhảy múa và vô tình dẫm phải một chiếc đinh han. Ngay sau đó, anh đã rút đinh và thấy vết thương nhỏ như cái đầu tăm ở chân, có chảy tí máu. Anh chủ quan nghĩ không sao.
bi dinh dam suckhoenhi.vn
Xử lí sai cách khi bị đinh đâm có thể tử vong
Một tuần sau, anh thấy người mệt mệt, ngái ngái khó chịu nên xin về quê nghỉ ngơi. Về nhà, anh hay bị nóng và sốt, ăn uống kém hẳn. Anh tưởng sốt bình thường nên đến phòng khám nhỏ ở quê tiêm phòng.
Rồi anh bảo vợ cứng hàm khó nhai cơm rồi không nhai được nữa. Anh được đưa đến bệnh viện khám, bác sĩ chẩn đoán bị uốn ván. Vì bệnh đã xuất hiện các cơn co cứng nên không thể can thiệp được. Sau 10 ngày nằm viện, anh Liêm qua đời.
ThS Nguyễn Hồng Hà - Tổng thư ký hội truyền nhiễm Việt Nam - cho biết,  uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra.
Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong từ 25 - 90%. Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. Bệnh uốn ván vẫn còn là vấn đề lớn về y tế công cộng trên toàn thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển.
Việc điều trị bệnh nhân uốn ván nặng và làm giảm tỉ lệ tử vong vẫn rất nan giải.
Nguy cơ uốn ván có thể đến từ các vết thương có thể nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, giập móng, ngoáy tai, xỉa răng... đến các vết thương to, rộng, nhiều ngóc ngách như gãy xương hở, bỏng sâu..., thậm chí có thể gặp sau đẻ có kiểm soát tử cung, có sót rau, nạo thai, sau mổ đường tiêu hóa, cắt trĩ, cắt rốn với các dụng cụ bị nhiễm bẩn.
Xử lí đúng cách khi bị đinh đâm
Sau đây một số cách sơ cứu khi giẫm phải đinh găm sâu vào chân bạn:
- Dùng một miếng gạc hoàn toàn vô trùng bọc xung quanh vật nhọn.
- Đặt các tấm lót chèn xung quanh vật nhọn để nó khỏi di động.
- Băng ép để cố định các tấm lót.
    Sau đó đi khám bác sĩ để lấy đinh ra khỏi chân, bạn cũng nên nói rõ với bác sĩ bị giẫm phải đinh trong hoàn cảnh nào, thời gian bị giẫm lâu chưa? để bác sĩ biết cách xử lý.
    Nếu đinh đâm nong và không còn găm vào chân bạn cần thực hiện cách sơ cứu sau:
    - Cần phải xem những vết thương đó to hay nhỏ, nong hay sâu, chảy máu nhiều hay ít, có dính đất cát hoặc vật gì trong vết thương không
    - Sau đó rửa sạch vết thương bằng xà phòng.
    - Cầm máu cho vết thương: Bóp hay ấn lên vết thương một lát, máu sẽ ngưng chảy rồi bôi thuốc đỏ (thuốc sát trùng) và băng lại. Băng vết thương nhẹ tay, không được quá chặt vì vết thương cần được "thở" và máu dưới vết thương cần được lưu thông trong mạch.
    Tốt nhất sau những bước sơ cứu khi giẫm phải đinh trên bạn đi tiêm phòng bệnh uốn ván vì vết thương nào cũng có thể dẫn tới bệnh uốn ván, và phòng bệnh hơn chữa bệnh.


    ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                                   

         DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
               VĂN PHÒNG 0906143408   

    1 nhận xét: