Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Bị bong gân cần phải làm gì đầu tiên?


Vết thương bong gân: Cần nhận biết rõ tình trạng vết thương 
- Vô tình bị trẹo chân khiến vùng bị trẹo trở nên đau, cơn đau càng tăng khi cử động, đi lại.
- Vết thương nhanh chóng sưng và bầm tím ngay sau khi bị thương. 
- Chỗ vết thương bong gân nếu bị lật lại vị trí ban đầu (lúc chưa bị thương) có cảm giác nhói đau như bị điện giật một lúc sau thì tê như là không còn cảm giác. Tình trạng này kéo dài trong khoảng 1 tiếng và sau đó là cơn đau nhức trở lại.
Bị bong gân cần phải làm gì đầu tiên? - Ảnh 1Cần xác định được bong gân ở mức độ nặng hay nhẹ để có phương án xử lý đúng cách (Ảnh minh họa)
- Bong gân ở bàn chân, bàn tay hay mắt cá chân thì người bệnh sẽ không đi lại, cử động được nữa. Chỉ khi chụp X-quang thì mới biết rõ là bị bong gân hay gãy xương. 
Bong gân nếu không biết cách ứng phó kịp thời sẽ khiến để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng do tính chủ quan của chúng ta. 
Bị bong gân thì cần làm gì ngay?
- Theo dân gian thì nhiều người thường dùng rượu, rượu cao hoặc cao để xoa vào vết thương nhưng đây là việc làm sai bởi các chất nóng trong rượu sẽ khiến máu chảy mạnh là tổn thương các vùng sưng tấy. Thay vào đó, chúng ta hãy dùng đá lạnh và các thuốc gây lạnh để làm giảm đau tại chỗ. 
Bị bong gân cần phải làm gì đầu tiên? - Ảnh 2Trường hợp bị bong gân nặng cần đến bác sĩ để được khám chữa phù hợp (Ảnh minh họa) 
- Trường hợp chườm đá lạnh cần chườm trong 4 tiếng đồng hồ ngay sau khi bị bong gân để làm co mạch, khiến máu chảy chậm làm giảm phù nề. Cho tới 2 ngày sau thì hãy ngâm chân vào nước ấm từ 3 đến 4 lần/ngày.
- Khi ngủ cần kê nơi bị bong gân lên cao, tránh cử động mạnh để không làm tổn thương vết thương. 
- Tránh việc xoa bóp dầu nóng hay tiêm bất kì thuốc gì vào vùng bong gân tránh làm giãn mạch, chảy máu và cũng không nên băng bó quá chặt khiến vết thương thêm bầm tím, đau nhức. 
- Dùng ethyl clorua xịt vào vết thương đối với người bị bong gân do chơi thể thao. 
- Có thể sử dung thuốc giảm đau như alaxan để làm giảm cơn đau. 
Những phương án trên chỉ nên áp dụng với những trường hợp bong gân nhẹ, khi đó dây chằng chỉ bị giãn chứ không bị đứt, khớp vẫn vững. Riêng những trường hợp bong gân nặng cần phải gọi cấp cứu để nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp. 


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

1 nhận xét: