Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tự bổ sung thuốc dạng sủi coi chừng lợi bất cập hại


Tác dụng nhanh
Thuốc dạng sủi, viên sủi là những tên thường gọi để chỉ các loại thuốc sủi bọt. Ở nước ta, loại thuốc này cũng đã xuất hiện khá phổ biến như các viên UP.SA-C mà người tiêu dùng thường gọi với cái tên dân dã là “C sủi”, hay plusssz, laroscorbine, efferalgan...
Theo các chuyên gia y tế, loại thuốc dạng sủi này có nhiều ưu điểm với người sử dụng. Chẳng hạn, viên sủi khi dùng đã được hòa tan sẵn uống với lượng nước lớn nước nên sẽ đến dạ dày nhanh, đặc biệt hấp thu nhanh vào máu cho tác dụng. Nhiều ý kiến còn nhận định rằng, dạng thuốc viên sủi được xem là tăng “sinh khả dụng”, tức làm tăng nhanh độ hấp thu kể cả tác dụng của thuốc.
Để minh chứng điều này, người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm cho thấy thuốc viên sủi cimetidin trị đau dạ dày khi uống vào dạ dày có tác dụng trung hòa acid dịch vị (tức độ chua dạ dày) gấp 10 lần so với viên cimetidin thông thường. 
Viên sủi giúp giảm sự kích ứng gây hại niêm mạc dạ dày của một số dược chất như aspirin, do dược chất được pha loãng với nhiều nước trước khi uống (viên nén aspirin thông thường uống sẽ rã và tập trung tại một chỗ gây hại dạ dày).
Ngoài ra, một ưu điểm nhãn tiền khác là viên sủi thích hợp cho người bệnh khó nuốt, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Đối với trẻ em khoảng 2 - 3 tuổi rất khó uống thuốc loại viên nhưng nếu có viên sủi tạo dung dịch có mùi vị thơm ngon sẽ hấp dẫn trẻ uống thuốc. Tương tự, người cao tuổi do khó khăn trong sự nuốt nên uống dung dịch tạo từ viên sủi sẽ dễ hơn là viên nén.
Cẩn trọng kẻo răng bị ăn mòn
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng chính dạng thuốc sủi bọt có thể gây bất lợi đối với người bệnh nếu dùng thuốc không đúng cách. Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính bộ môn dược, Đại học Y Dược TP HCM, tác hại đầu tiên của thuốc viên sủi là nó có thể gây hại đối với người bệnh tăng huyết áp (THA).
“Người cao tuổi là nhóm đối tượng thường mắc THA nhất. Bởi vậy, khi người cao tuổi khó nuốt các loại thuốc thông thường thì viên sủi là dược phẩm lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Nhưng nếu bị bệnh THA xin tuyệt đối không dùng thuốc dạng viên sủi. Thuốc thường dùng dạng viên sủi hiện nay là thuốc trị cảm cúm và thuốc bổ (bổ sung vitamin và chất khoáng).
Có một cụ già bị cảm đã dùng thuốc trị cảm paracetamol dạng viên sủi và thuốc bổ sung vitamin C cũng dạng viên sủi, sau đó huyết áp tăng vọt, phải nhập viện cấp cứu. Không chỉ bị bệnh THA, mà người bị suy thận cũng không nên dùng dạng thuốc viên sủi” - PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức khuyến cáo.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trường Đại học Helsinki (Phần Lan), khi răng được ngâm trong đồ uống chứa tới 8 vitamin dạng sủi sau 100 giờ; tất cả các vitamin này kể cả viên sủi chứa calcium đã gây tình trạng khử khoáng. Gây hại nghiêm trọng nhất là loại C sủi làm cho lớp men răng bị mòn nhanh chóng, gây nguy hiểm cho răng.
Hay theo những nghiên cứu ở Trường Nha khoa Baltimore cho biết rằng, chất acid citric, một thành phần quan trọng ở nhiều loại vitamin sủi bọt đã gây ra sự xói mòn răng, mặc dù sự xói mòn thấp hơn so với các đồ uống có đường nhưng xảy ra vẫn rõ rệt.
Theo tìm hiểu, sự xói mòn men răng xảy ra bởi sự hòa tan acid, vì độ pH của men răng là 5,5 do vậy với bất kỳ một hợp chất nào có nồng độ pH thấp hơn đều có thể gây xói mòn, nhất là thời gian tiếp xúc kéo dài. Bởi vậy, bất kỳ ai chỉ cần tiếp xúc liền trong 4 giờ nếu dùng các đồ uống chứa acid như viên sủi cũng dễ dàng thấy sự xói mòn của răng xuất hiện.
Tóm lại, Vitamin C là chất dinh dưỡng hàng ngày chỉ cần bổ sung từ 60 - 100mg là đủ, với viên sủi vitamin C 1.000mg chỉ cần uống mỗi ngày 1 viên là quá đủ. Bởi vậy, những người uống viên sủi loại này hàng ngày và uống nhiều để giải khát thì nên hạn chế lại. Bởi, xét cho cùng đây cũng là một loại dược phẩm, nếu uống nhiều quá có khả năng gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa và có nguy cơ bị sỏi thận.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

1 nhận xét: