Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3.10)

Sách "Thực hành Diện Chẩn" (Phần 3) -Tiếp theo.

VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT
Nguyên nhân
Các tuyến nước bọt gồm: 2 tuyến mang tai lớn, 2 tuyến hàm dưới, một vài tuyến ở dưới lưỡi và hàng ngàn tuyến nước bọt nhỏ nằm rải rác ở phần trên của đường hô hấp, tiêu hóa.
Các bệnh lý thường gặp là viêm tuyến nước bọt, sỏi tuyến nước bọt và u tuyến nước bọt.
Viêm tuyến nước bọt: (nhiễm khuẩn tuyến nước bọt cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Biểu hiện điển hình bằng sưng cấp tính của tuyến, đau và sưng tăng lên khi ăn. Điều trị bằng các biện pháp giảm đau, hạ sốt bệnh sẽ thuyên giảm.
U tuyến nước bọt: thường gặp ở người lớn. Khi bị u tuyến nước bọt thường, người bệnh không có triệu chứng ở phần ngoài của tuyến. Khối u có thể được bệnh nhân nhận thấy đã nhiều tháng hoặc nhiều năm nhưng phát triển chậm.
Sỏi tuyến nước bọt: trên lâm sàng bệnh nhân có thể có đau và sưng cư trú. Thường có tiền sử viêm tuyến nước bọt cấp tái phát. Sỏi thường gặp ở ống Wharton (dẫn lưu tuyến hàm dưới) nhiều hơn ở ống Stensen (dẫn lưu tuyến mang tai).
Triệu chứng
Có nhiều mức độ khác nhau, thông thường thì u hay viêm tuyến nước bọt sẽ làm cho má quai hàm ( trái hay Phải ) bị sưng to, cứng, tấy đỏ, khiến cho việc quay đầu gặp khó khăn.
Điều trị
Từng bước tiến hành các phác đồ sau đây:
Bước 1:
Ấn, day và hơ ngải cứu để làm dịu chỗ đau các huyệt :
3, 14, 26, 34, 51, 61, 124, 143, 156, 222.


Bước 2:
Dùng bộ Tiêu viêm, tiêu độc, ấn trên các huyệt 19,127,143

Bước 3:
Đào thải chất độc bằng các huyệt: 5, 17, 26, 50, 60, 85, 87, 104, 235.

Khi bệnh nhân bớt đau, đã có thể quay cổ, dùng thêm bộ dãn cơ: Ấn các huyệt 19, 16, 61 (bên trái) và huyệt 290.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét