Trong giấc ngủ dù ban ngày hay ban đêm,
bạn đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê hoặc tâm trí bạn hoàn toàn
tỉnh táo, nhưng lại không thể cử động được. Lúc đó, bạn có cảm giác rất
sợ hãi, nhưng cũng không thể mở miệng kêu cứu được. Hiện tượng này được
dân gian gọi nôm na là bị bóng đè. Bóng đè có thể khiến bạn hoảng hốt,
nhất là khi bạn nghe hoặc thấy những âm thanh không có thật (ảo giác)
hay một bóng người trong phòng ngủ của bạn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn
những hiểu biết để xua đi nỗi sợ bị bóng đè.
Ai dễ bị bóng đè?
Nhiều nghiên cứu cho thấy bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục khi bạn thức dậy. Lúc đó, tuy ý thức của bạn đã hoàn toàn tỉnh táo, nhưng bạn có cảm giác tê liệt và bị bóng đè. Muốn hiểu về nguyên nhân gây bóng đè, chúng ta cần biết: điều gì đã xảy ra trong khi ta đang ngủ. Nghiên cứu cho biết: giấc ngủ diễn ra theo chu kì, mỗi chu kì được chia làm 2 pha: pha ngủ nhanh (hay pha cử động mắt nhanh) và pha ngủ chậm. Não bộ hoạt động rất mạnh trong pha ngủ nhanh và hầu hết các giấc mơ thường xuất hiện trong pha ngủ nhanh. Trong suốt pha ngủ nhanh, toàn bộ cơ thể được hormon chi phối để bất động, ngoại trừ mắt và cơ hoành. Sự bất động này được cho là để bảo vệ cơ thể khỏi phải hành động theo những hoạt động bạn đang mơ. Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất động cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục duy trì, trong khi não bộ đã “thức giấc” rồi.
Những người dễ bị bòng đè là: lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ; người bị thiếu ngủ; người ngủ không theo một thời gian biểu hợp lý, ngủ không theo một giờ giấc nhất định, những người làm việc theo ca thường dễ bị bóng đè; người bị mắc chứng ngủ rũ do loại rối loạn giấc ngủ khiến cho người bệnh thường ngủ gật vào những thời điểm không phù hợp ban ngày; tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có bố, mẹ hay anh chị hay bị bóng đè thì bạn cũng dễ bị bóng đè.
Biểu hiện của bóng đè
Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm. Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ. Triệu chứng chính của hiện tượng bóng đè là nhất thời không thể cử động hay nói năng được. Đây là điều rất đáng sợ, đặc biệt là khi nhận thức của bạn hoàn toàn tỉnh táo. Thậm chí, “rùng rợn” hơn, khi bạn còn có cảm giác rất “thật” rằng có ai đó đang trong phòng riêng của mình trong suốt khoảng thời gian đó. Những kiểu ảo giác này rất hay xảy ra và làm bạn rất khiếp sợ. Hiện tượng “tê liệt” này kéo dài trong khoảng thời gian khó xác định, có thể vài giây hay vài phút và sau đó mọi hoạt động của bạn sẽ trở về bình thường, nhưng trong một tâm trạng hoang mang lo sợ. Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm giác rất buồn và lo lắng. Nhưng bạn hãy yên tâm là: hiện tượng bóng đè không gây nguy cơ nào cho sức khỏe của bạn. Trên thực tế, có người thường gặp hiện tượng bóng đè liên tục, trái lại, nhiều người chỉ trải qua hiện tượng bóng đè này 1 - 2 lần trong suốt cuộc đời.
Phương pháp điều trị và phòng tránh bóng đè
Khi bạn chỉ bị bóng đè 1 lần, tuy bạn có tâm trạng sợ hãi nhưng thực ra không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Theo thời gian, bạn sẽ quên dần và cũng không thấy bị bóng đè nữa, như thế thì không cần điều trị. Nhưng nếu bóng đè vẫn tiếp tục tái xuất hiện và gây ra nhiều phiền phức cho bạn, bạn nên đi khám bác sĩ. Khi đó, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc an thần trong thời gian ngắn, chẳng hạn thuốc chống trầm cảm ba vòng thường là clomipramin. Thuốc chống trầm cảm tác động lên thần kinh cũng được dùng điều trị bệnh bóng đè có hiệu quả. Thuốc có tác dụng làm giảm bớt số lần và độ sâu của pha ngủ nhanh nên có thể ngăn chặn sự bất động khi bạn thức dậy hoặc khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ, giúp giảm những ảo giác cho bạn. Bạn có thể phải điều trị trong thời gian 1 - 2 tháng để xem thuốc có thể giúp cải thiện tình hình hay không.
Bóng đè cũng là một triệu chứng của những bệnh gây rối loạn giấc ngủ như là một rối loạn gây ra chứng ngủ rũ: bệnh nhân bị những cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại vào ban ngày và không thể giữ cho bản thân tỉnh táo quá vài giờ. Tuy trên thực tế không có phương pháp điều trị cụ thể cho chứng ngủ rũ nhưng tình trạng này có thể được cải thiện sau khi dùng thuốc.
Để cải thiện tình hình, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh bóng đè như sau: hàng ngày phải đảm bảo bạn ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ đối với người trưởng thành. Để giữ cho thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, bạn nên đi ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng, đồng thời cải thiện môi trường ngủ của bạn: nên tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất. Nếu có điều kiện dùng máy điều hòa nhiệt độ thì chỉnh nhiệt độ phòng khi ngủ khoảng 26-28oC. Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái, thoải mái. Bạn cần tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giúp ăn ngon, ngủ yên nhưng lưu ý là không tập trước khi đi ngủ. Giảm uống trà, cà phê và những chất có chứa caffein trước khi ngủ tối từ 3-5 giờ. Không nên ăn quá no hay uống rượu bia trước khi ngủ. Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin trong thuốc có thể kích thích làm bạn khó ngủ và hay mộng mị. Nên ngủ trưa từ 15 - 30 phút mỗi ngày giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe.
Ai dễ bị bóng đè?
Nhiều nghiên cứu cho thấy bóng đè thường xảy ra khi hormon trong cơ thể được tiết ra để ngăn cản giấc mơ tiếp tục khi bạn thức dậy. Lúc đó, tuy ý thức của bạn đã hoàn toàn tỉnh táo, nhưng bạn có cảm giác tê liệt và bị bóng đè. Muốn hiểu về nguyên nhân gây bóng đè, chúng ta cần biết: điều gì đã xảy ra trong khi ta đang ngủ. Nghiên cứu cho biết: giấc ngủ diễn ra theo chu kì, mỗi chu kì được chia làm 2 pha: pha ngủ nhanh (hay pha cử động mắt nhanh) và pha ngủ chậm. Não bộ hoạt động rất mạnh trong pha ngủ nhanh và hầu hết các giấc mơ thường xuất hiện trong pha ngủ nhanh. Trong suốt pha ngủ nhanh, toàn bộ cơ thể được hormon chi phối để bất động, ngoại trừ mắt và cơ hoành. Sự bất động này được cho là để bảo vệ cơ thể khỏi phải hành động theo những hoạt động bạn đang mơ. Hiện tượng bóng đè xảy ra khi sự bất động cơ thể trong pha ngủ nhanh vẫn tiếp tục duy trì, trong khi não bộ đã “thức giấc” rồi.
Những người dễ bị bòng đè là: lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ; người bị thiếu ngủ; người ngủ không theo một thời gian biểu hợp lý, ngủ không theo một giờ giấc nhất định, những người làm việc theo ca thường dễ bị bóng đè; người bị mắc chứng ngủ rũ do loại rối loạn giấc ngủ khiến cho người bệnh thường ngủ gật vào những thời điểm không phù hợp ban ngày; tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có bố, mẹ hay anh chị hay bị bóng đè thì bạn cũng dễ bị bóng đè.
Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ.
|
Hiện tượng bóng đè có thể xuất hiện chỉ 1 lần hoặc thường xuyên, thậm chí nhiều lần trong 1 đêm. Bóng đè thường xuất hiện khi bạn sắp thức giấc hoặc xuất hiện ngay khi bạn vừa mới ngủ. Triệu chứng chính của hiện tượng bóng đè là nhất thời không thể cử động hay nói năng được. Đây là điều rất đáng sợ, đặc biệt là khi nhận thức của bạn hoàn toàn tỉnh táo. Thậm chí, “rùng rợn” hơn, khi bạn còn có cảm giác rất “thật” rằng có ai đó đang trong phòng riêng của mình trong suốt khoảng thời gian đó. Những kiểu ảo giác này rất hay xảy ra và làm bạn rất khiếp sợ. Hiện tượng “tê liệt” này kéo dài trong khoảng thời gian khó xác định, có thể vài giây hay vài phút và sau đó mọi hoạt động của bạn sẽ trở về bình thường, nhưng trong một tâm trạng hoang mang lo sợ. Sau khi trải qua một lần bị bóng đè, bạn có thể cảm giác rất buồn và lo lắng. Nhưng bạn hãy yên tâm là: hiện tượng bóng đè không gây nguy cơ nào cho sức khỏe của bạn. Trên thực tế, có người thường gặp hiện tượng bóng đè liên tục, trái lại, nhiều người chỉ trải qua hiện tượng bóng đè này 1 - 2 lần trong suốt cuộc đời.
Phương pháp điều trị và phòng tránh bóng đè
Khi bạn chỉ bị bóng đè 1 lần, tuy bạn có tâm trạng sợ hãi nhưng thực ra không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Theo thời gian, bạn sẽ quên dần và cũng không thấy bị bóng đè nữa, như thế thì không cần điều trị. Nhưng nếu bóng đè vẫn tiếp tục tái xuất hiện và gây ra nhiều phiền phức cho bạn, bạn nên đi khám bác sĩ. Khi đó, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc an thần trong thời gian ngắn, chẳng hạn thuốc chống trầm cảm ba vòng thường là clomipramin. Thuốc chống trầm cảm tác động lên thần kinh cũng được dùng điều trị bệnh bóng đè có hiệu quả. Thuốc có tác dụng làm giảm bớt số lần và độ sâu của pha ngủ nhanh nên có thể ngăn chặn sự bất động khi bạn thức dậy hoặc khi bạn vừa chìm vào giấc ngủ, giúp giảm những ảo giác cho bạn. Bạn có thể phải điều trị trong thời gian 1 - 2 tháng để xem thuốc có thể giúp cải thiện tình hình hay không.
Bóng đè cũng là một triệu chứng của những bệnh gây rối loạn giấc ngủ như là một rối loạn gây ra chứng ngủ rũ: bệnh nhân bị những cơn buồn ngủ không thể cưỡng lại vào ban ngày và không thể giữ cho bản thân tỉnh táo quá vài giờ. Tuy trên thực tế không có phương pháp điều trị cụ thể cho chứng ngủ rũ nhưng tình trạng này có thể được cải thiện sau khi dùng thuốc.
Để cải thiện tình hình, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh bóng đè như sau: hàng ngày phải đảm bảo bạn ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ đối với người trưởng thành. Để giữ cho thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, bạn nên đi ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng, đồng thời cải thiện môi trường ngủ của bạn: nên tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh và thoải mái nhất. Nếu có điều kiện dùng máy điều hòa nhiệt độ thì chỉnh nhiệt độ phòng khi ngủ khoảng 26-28oC. Giường ngủ cần sạch sẽ, êm ái, thoải mái. Bạn cần tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giúp ăn ngon, ngủ yên nhưng lưu ý là không tập trước khi đi ngủ. Giảm uống trà, cà phê và những chất có chứa caffein trước khi ngủ tối từ 3-5 giờ. Không nên ăn quá no hay uống rượu bia trước khi ngủ. Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin trong thuốc có thể kích thích làm bạn khó ngủ và hay mộng mị. Nên ngủ trưa từ 15 - 30 phút mỗi ngày giúp ổn định thần kinh và tốt cho sức khỏe.
BS. Ninh Hồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét