Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Những sai lầm khi điều trị tiểu đường

Đỗ Đức Ngọc
dai-thao-duong
(Nguồn: Khí Công Y Đạo,  bài 421 : Năm điều thường sai phạm trong chữa bệnh tiểu đường – gây hôn mê tê liệt, thử đường glucoza-huyết thì xuống dưới 3.6 mmol/l. Cách chữa bệnh Tiểu đường theo KCYĐ.)
Những bệnh nhân đang uống thuốc trị bệnh tiểu đường nên luôn luôn lưu ý thử độ đường buổi sáng khi bụng đói và buổi tối sau khi ăn.
Tiêu chuẩn an toàn khi bụng đói vào buổi sáng là 6.0-8.0 mmol/l .
Tiêu chuẩn an toàn sau khi ăn hai tiếng vào buổi tối là 8.0-12.0 mmol/l.
Glucoza-huyết tăng ngoại sinh từ thức ăn nên chúng ta có thể kiểm soát những thực phẩm ăn kiêng để làm cho glucoza-huyết không tăng.
Tuy nhiên ngoài việc ăn kiêng làm giảm glucoza-huyết, chúng ta còn dùng thuốc làm giảm glucoza-huyết hằng ngày, nhưng đừng ỷ lại vào thuốc, rồi tin tưởng rằng chúng ta sẽ không còn sợ tiểu đường tăng. Nhưng có ngờ đâu trị tiểu đường làm cơ thể thiếu đường làm glucoza-huyết giảm có thể gây hôn mê bất tỉnh và tê liệt.
Bài này đề cập đến bệnh thiếu đường do glucoza-huyết giảm dẫn đến nhiều hậu quả tai hại.
A-Hậu quả của cơ thể thiếu đường, đo đường dưới 3,6 mmol/l :
1-Hôn mê do giảm glucoza-huyết có dấu hiệu co cứng hàm, vã mồ hôi, co giật.
2-Nếu không hôn mê nhưng có dấu hiệu động kinh, liệt nửa người, liệt một chi, liệt mặt, loạn vận ngôn, rối loạn thị giác, liệt vận nhãn, song thị nhìn một hóa hai, có thể mù.
3-Rối loạn tâm thần kịch phát, lú lẫn, như say rượu giả, ảo giác, vật vã, xung động, nói năng không mạch lạc, có hành vi trẻ con, giảm tự trọng.
4-Tim đập nhanh, đánh trống ngực, lo âu, nhức đầu, chóa mắt, ù tai, cơn đói cồn cào, mệt lả, run người, tâm trạng thay đổi dễ bị kích thích.
Tất cả những dấu hiệu này ở mỗi bệnh nhân khác nhau.
B-Nguyên Nhân:
1-Giảm glucoza-huyết do sử dụng insulin quá liều, hoặc đã dùng insulin làm giảm đường, mà bỏ bữa ăn làm đường huyết hạ thấp thêm, hay vận động chân tay qúa sức làm tiêu hao đường trong máu.
Như vậy chứng tỏ những người vận động mạnh làm tiêu hao đường trong máu thì họ cần đường nuôi cơ bắp mà không sợ bị bệnh tiểu đường.
2-Do những thuốc chữa như suy thận, thuốc chống đông máu, tức là thuốc làm loãng máu cũng làm hạ đường, như vậy uống nhiều nước, hay ăn những chất chua làm mất máu, loãng máu cũng làm hạ đường trong máu.
3-Ngộ độc nấm, ngộ độc rượu, say rượu cũng làm hạ đường.
4-Do bệnh u tuyến tụy, tuyến yên, u sọ hầu, suy thượng thận, khối u trong bụng, ngực, sau màng bụng, trong chậu (bụng dưới), ung thư bao tử, gan, xơ gan, ruột.
5-Giảm glucoza-huyết ở người đã cắt bao tử từ 6-12 tháng sau khi mổ, sẽ cảm thấy khó chịu từ 1-3 tiếng sau khi ăn nếu lượng glucoza-huyết giảm.
6-Phản ứng cơ thể tăng tiết nhiều insulin trong trường hợp ăn nhiều.
7-Do lo âu, dễ xúc cảm, người hay bị co giựt, người lao động nặng qúa sức, hoặc do thần kinh phế-vị nhạy cảm hoặc chức năng điều chỉnh làm tăng đường trong máu bị suy kém.
D-Cách chữa theo Khí Công Y Đạo :
Qua những xét nghiệm của tây y, lượng đường trong máu (glucoza-huyết) tăng hay giảm lệ thuộc vào hai yếu tố ngoại nhân và nội nhân :
a-Ngoại nhân :
Do ăn thức ăn có đường làm tăng đường trong máu, còn không có đường do ăn kiêng làm giảm đường trong máu, và bỏ bữa không ăn cũng làm giảm đường trong máu.
b-Nội nhân :
Do cơ thể có bệnh tổn thương cơ sở tạng phủ như gan, tỳ, thận, ruột… làm rối loạn chuyển hóa tăng hay giảm lượng đường không phải do ăn uống, lúc đó mới cần thiết để tìm gốc bệnh mà điều trị.
Trong bài “Tĩnh Mạch Cửa Tăng” hay gọi là “Phình Tĩnh Mạch Cửa”, lấy tay đè trên rốn cảm giác được dưói rốn như có một khối u cứng dài từ dưới rốn lên bụng giữa, ấn vào đau, đó là tĩnh mạch cửa, liên quan đến ống dẫn máu vào gan và lá lách, khi tĩnh mạch cửa tăng, sờ thấy được ngay dưới rốn, nó sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa, làm sưng ứ huyết trong gan tỳ gọi là sưng lách, sưng gan, hoặc máu trong gan tỳ thoát ra làm teo gan, teo lách, gây ra rối loạn áp huyết khi đo lúc cao lúc thấp, nếu thấy áp huyết cao cho dùng thuốc hạ áp hay áp huyết thâp cho dùng thuốc tăng áp là sai, đo áp huyết khi dùng ngón tay ấn đề ở rốn, đo 10 lần khác nhau cả 10 lần, khi cao khi thấp cả 3 số, nhưng đo đường không thay đổi.
c-Cách chữa :
Ấn đè vào rốn sâu 3-5 cm, giữ lâu trong suốt thời gian bệnh nhân tập bài Kéo Ép Gối vào sát bụng, thổi hơi ra miệng, thả lỏng bụng mềm xẹp, tập thử 60 làn làm mềm khối u, tĩnh mạch cửa giảm, Đo đường trước khi tập ở một bệnh nhân là 10.1 mmol/l, sau khi tập đo lại còn 8.1.
E-Nguyên nhân khác theo kinh nghiệm của KCYĐ.
Ít có ai để ý nguyên nhân gây hôn mê do hạ đường huyết mà những người bị bệnh tiểu đường thường phạm phải 5 sai lầm cùng một lúc sau đây :
Sai lầm thứ nhất : Uống thuốc trị tiểu đường khi đường đã vào tiêu chuẩn, là đã làm hạ đường lần thứ nhất.
Điều này do tây y bắt buộc dùng thuốc đều đặn suốt đời .
Thay vì lượng đường theo tiêu chuẩn khi bụng đói từ 6.0-8.0 mmol/l, nhưng hiện nay những người có lượng đường từ 7.0-8.0 mmol/l các bác sĩ đã cho dùng thuốc trị tiểu đường, sau khi uống thuốc đường xuống còn trong khoảng 5.0 đến7.0.
Sai lầm thứ hai : Kiêng ăn đường trong khẩu phần ăn, làm hạ đường trong máu lần thứ hai.
Kiêng ăn đường trong khẩu phần ăn, làm cơ thể không có đủ đường nuôi cơ bắp. Làm lượng đường trong máu xuống thấp. Thí dụ sau khi ăn, người không có bệnh tiểu đường khi đo đường lên từ 8.0-10.0 là tốt, sau khi ăn 4 giờ đo lại lượng đường xuống bình thường 6.0-8.0 mmol/l. Ngược lại, đối với người bị bệnh tiểu đường, sau khi ăn đo lại đường vẫn nằm trong tiêu chuẩn như khi bụng đói từ 6.0-8.0 mmol/l .
Sai lầm thứ ba : ăn uống thêm những chất hạ đường, làm hạ đường glucoza-huyết lần thứ ba.
Vì cứ sợ đường lên, ăn thêm thức ăn mát như đậu xanh, hoa cúc, khổ qua, sữa Hạnh Nhân, trà Sơn Tra, nước Lá Dứa, nước Nha Đam, ….và uống nhiều nước chanh, nước lạnh..vô tình làm hạ đường lần thứ ba. Nếu chịu khó đo đường sau khi uống, sẽ thấy đường xuống còn 4.0-5.0mmol/l.
Sai lầm thứ tư : Cố ý ăn ít hoặc thỉnh thoảng bỏ ăn một bữa làm glucoza-huyết giảm lần thứ tư.
Vì sợ tiểu đường do nhiều người cho rằng vì ăn nhiều, nên thỉnh thoảng bỏ đi một bữa ăn, khiến cơ thể mất năng lượng là mất đường huyết thêm. Bình thường khi bụng đói thử đường là 6.0-8.0 mmol/l, nhưng đã uống thuốc còn 5.0 mmol/l, cơ thể lại bị bỏ đói một bữa ăn. khiến mất năng lượng làm đường sẽ xuống 4.0 mmol/l.
Sai lầm thứ năm : Thể dục thể thao hay vận động nặng quá sức cũng làm cho glucoza-huyết giảm thấp lần thứ năm.
Ai cũng biết người có bệnh tiểu đường là người không vận động cơ thể để làm tiêu hao năng lượng, trở nên dư thừa mới bị bệnh cao áp huyết và tiểu đường. Như vậy có nghĩa là vận động mạnh qúa sức cũng làm hạ đường huyết, cho nên những người có bệnh tiểu đường cần phải tập vận động thường xuyên hoặc tập thể dục thể thao thì sẽ chuyển hóa thay đổi được lượng đường trong máu, làm cho glucoza huyết hạ.
Trong năm điều này có thể làm hạ đường lọt vào trong tiêu chuẩn an toàn nên cần phải đo đường để kiềm soát lượng đường khi muốn áp dụng phối hợp với những cách trên.
Nếu dùng thuốc là phải dùng suốt đời gây ra nhiều biến chứng.
Nếu uống nước mát làm hạ đường hay bỏ bữa ăn thì mất năng lượng cho cơ thể.
Vận động qúa sức thì ngày có ngày không, không ổn định lượng đường.
Còn cách hay nhất vừa tăng năng lượng, vừa điều chỉnh chức năng điều hòa khí huyết cho tạng phủ hoạt động đồng bộ không bệnh tật chỉ có tập thể dục thể thao, hay tập khí công đều đặn là một vị thuốc tự nhiên bằng khí không gây hại cho cơ thể.
Những nhà thể thao, phu khuân vác, đạp xích lô là những người có vận động mạnh làm cơ thể xuất mồ hôi, giảm năng lượng làm áp huyết và đường trong máu hạ, sau đó họ uống bù lại nước, cơ thể họ lúc nào cũng khỏe mạnh không có bệnh áp huyết, tiểu đường, cholesterol.
Những người bị bệnh tiểu đường sở dĩ phải uống thuốc là những người không biết vận động hay thể thao là gì, nên đa số những người có bệnh tiểu đường mà chúng ta thấy được là những người ham ăn nhiều mà lười tập luyện.
Nhưng chớ bao giờ lạm dụng cả năm phương pháp trên để chữa bệnh tiểu đường.
Nhớ rằng khi cơ thể cảm thấy khó chịu, cần phải đo đường hay đo áp huyết ngay tức khắc để biết nguyên nhân làm mệt, mất sức do tụt áp huyết hay tụt glucoza-huyết xuống thấp, nếu xuống thấp cả hai, cần phải uống ngay một ly nước nóng pha 1 củ gừng giã, với 2 thìa đường, để cầm giữ áp huyết, giữ thân nhiệt và làm tăng glucoza-huyết, nếu không kịp, sẽ đi vào hôn mê do đường thấp dưới 3.6 mmol/l, có triệu chứng bủn rủn tay chân, mệt lả, đau quặn bụng, vã mồ hôi, mất ý thức, tê liệt mặt, rối loan lời nói, thiếu oxy trong não làm mờ mắt, chóng mặt, ù tai và té ngã tổn thương sọ não dẫn đế tử vong không phải do tai biến mạch máu não mà do tai biến thiếu đường trong máu, glucoza-huyết xuống dưới 3.6 mmol/l.
Trước khi bị tai biến do thiếu đường, bệnh nhân đã thường có dấu hiệu không muốn cử động do chân tay vô lực, hay buồn ngủ, ngủ say mê mệt, lúc đó đo đường sẽ dưới 4.0 mmol/l, nếu không cho uống nước đường mà đi nằm ngủ bỏ ăn bữa tối, dến sáng đường xuống đến 3.0 mmol/l bệnh nhân đi vào coma là trạng thái hôn mê sâu, mất oxy trong não, mất tỉnh táo, mất ý thức, mắt mất thần, mất tri giác có thể chết.
Khi tôi giảng đến hậu qủa của bệnh thiếu đường trong máu, nhiều bệnh nhân tiểu đường cũng đã có kinh nghiệm trải qua, nên bây giờ họ cũng đã tự đo đường để biết cách làm ổn định lượng đường, vừa tập luyện thể dục khí công, vừa ăn thêm những chất ngọt đề giữ quân bìnhlượng đường trong máu luôn luôn khi đói từ 6.0-8.0 mmol/l, sau khi ăn từ 8.0-10.0 mmol/l, được như vậy chúng ta sẽ không còn sợ bệnh tiểu đường tăng hay giảm nữa.
Thân
doducngoc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét