Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Dịch lý cơ yếu

Bát quái thập nhị cung
Bát quái thập nhị cung

1. Dịch

Dịch là thay đổi vận chuyển biến hóa.
Vạn vật thay đổi không ngừng, cho nên dịch là lý đương nhiên tất yếu của vũ trụ, của thế giới của mọi sự vật kể cả con người và sự sống. Việc chữa bệnh tất phải luôn luôn chú trọng tới sự kiện biến đổi trong sinh lý và cơ thể người bệnh.
Y khoa cổ truyền có câu: “Bất tri dịch, bất khả dĩ ngôn y” (không biết dịch, không thể nào nói chuyện chữa bệnh được).
Hiểu biết dịch tức là chú trọng tới sự biến chuyển cuả người bệnh, biết những quy luật của sự biến chuyển, mới có thể tác động vào cơ thể một cách hữu hiệu, tức là đem lại sức khỏe cho người bệnh.
Trong vũ trụ vạn vật cũng như trong cơ thể con người (một tiểu vũ trụ thu nhỏ), sự biến dịch sở dĩ có là do hai tính chất khác nhau: âm – dương.

2. Âm – dương

Tính âm và tính dương là hai tính chất có trong sự vật đặc biệt là trong cơ thể con người và những bộ phận, cơ quan trong đó.
Thông thường ai cũng thấy được tính âm và dương của sự vật , như:
Bóng tối (âm) và ánh sáng (dương)
Lạnh (âm) và nóng (dương)
Nặng (âm) nhẹ (dương)
Bên trong (âm) bên ngoài (dương)
Phía dưới (âm) và phía trên (dương) vv …
Vậy âm và dương là hai mặt đối chọi nhau, nhưng tồn tại thống nhất với nhau.
Đối chọi để tiết chế nhau hầu điều hòa nhau, cùng nhau làm cho mọi sự vật được tồn tại hiện hữu.
Cần ghi nhớ những quy luật sau đây :
có âm tất phải có dương (và ngược lại) mới thành sự vật
trong âm có dương và trong dương có âm
âm sinh trong dương và dương sinh trong âm
âm và dương sinh ra nhau và khống chế nhau
Trong lý luận âm và dương được ký hiệu như sau :
_____  dương
—   —   âm

3. Ngũ hành

Nếu âm dương là những nguyên tính gây ra biến chuyển (dịch biến) thì ngũ hành là quy luật chung nhất của dịch biến.
Ngũ hành là 5 bước đi có khi gọi là ngũ vận (là 5 đoạn chuyển đổi).
Vậy ngũ hành là 5 giai đoạn biến đổi, chuyển hóa của sự vật đặc biệt là sự sống, sinh lý con người.
Mộc – hỏa – thổ – kim – thủy (gỗ – lửa – đất – vàng – nước) không phải là chất liệu, mà chỉ là những tên gọi tiện lợi của 5 đoạn chuyển biến, chúng chỉ có tính tượng trưng cho quá trình dịch biến.
Mộc (thuộc gỗ) tượng trưng cho trạng thái phát triển, mùa xuân thuộc mộc.
Hỏa (lửa) tượng trưng cho mức cùng tột lớn nhất của sự vật, mùa hạ thuộc hỏa.
Thổ (đất) biểu tượng cho mức trung hòa của biến hóa: mùa trường hạ (khi hè sắp sang thu) thuộc hành thổ.
Kim (vàng, kim loại) tượng trưng cho chức năng đang hoái hóa, mùa thu thuộc kim.
Thủy (nước) biểu tượng sự ngưng đứng yên tỉnh chuẩn bị cho một ký biến đổi khác, mùa đông thuộc thủy, nó chuẩn bị cho muà xuân tới.
Về y lý cần nhớ những sự vật tương ứng với ngũ hành như sau:
MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY
Can – tâm – tỳ – phế – thận
Đởm – tiểu trường – vị – đại trường – bàng quang
Cân – mạch – nhục – bì – cốt
Nộ (giận) – hỷ (mừng) – tư (nghĩ) – bi (buồn) – kinh (sợ)
Phong (gió) – nhiệt (nóng) – thấp (ướt) – táo (khô) – hàn (lạnh)
Giữa các hành có 2 quan hệ sau :
Quan hệ tương sinh: hỗ trợ – giúp đỡ
Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc
Quan hệ tương khắc: ức chế – điều tiết
Mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét