Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Loét dạ dày - tá tràng

Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay chưa tìm ra nguyên nhân chung cho bệnh loét dạ dày - tá tràng, nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguyên nhân can dự: di truyền; yếu tố tâm lý đặc biệt là các sang chấn tâm lý và áp lực công việc; sự rối loạn vận động dạ dày ruột, đặc biệt là sự rối loạn quá trình làm vơi dạ dày; các yếu tố môi trường như thức ăn, thuốc lá và các thuốc; nhiễm vi khuẩn HP…
Thuốc: các thuốc giảm đau chống viêm nhóm axit acetylsalicylic (như aspirin); các loại thuốc chống viêm, chữa khớp (như corticoid); các thuốc hormone (như sterol)… là các thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày. Do đó với các thuốc này nếu cần thiết phải dùng thì nên chú ý tới liều lượng, liệu trình dùng thuốc và thời gian và thời điểm uống thuốc.
Loét dạ dày - tá tràng
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Trong số những người bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70 – 90%. Vi khuẩn thường lây truyền qua đồ đựng thực phẩm, bàn chải đánh răng và nụ hôn. Ăn thực phẩm không sạch cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn này.
Căng thẳng kéo dài: trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được truyền tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi.
Chế độ ăn không điều độ: khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu. Khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi, bệnh sẽ dễ phát và tái phát. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày. Ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa xem ti vi cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày.
Uống quá nhiều rượu: rượu tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn có thể gây ra xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính, từ đó làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm.
Biểu hiện như thế nào?
Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không có triệu chứng. Còn lại, các biểu hiện của bệnh là đau ở vùng thượng vị là chủ yếu, đau có tính chất đau từng đợt, kéo dài 2 – 8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm, gia tăng theo mùa nhất là vào mùa đông; đau liên quan đến bữa ăn, thường đau nhiều sau bữa ăn trưa và ăn tối. Đau được làm giảm bằng thức ăn. Tuy nhiên càng về sau thì tính chất chu kỳ của đau có thể mất đi. Bệnh được chẩn đoán khi có kết quả của nội soi dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Nếu uống thuốc chữa dạ dày thì giảm đau rõ rệt. Nếu người bệnh đi đại tiện phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì có thể đã bị chảy máu dạ dày. Khi bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân cũng bị mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, hay chập chờn về đêm.
Ổ loét có thể gặp ở mọi nơi trên dạ dày và tuỳ theo vị trí ổ loét mà có các tên gọi khác nhau như loét hang vị, loét bờ cong lớn, loét bờ cong nhỏ…; nhưng thường gặp loét ở hang vị nhiều hơn ở thân vị, ở bờ cong nhỏ nhiều hơn ở bờ cong lớn.
Chẩn đoán hiện nay chủ yếu dựa vào nội soi, trong một vài trường hợp đặc biệt có thể tiến hành sinh thiết.
Biến chứng gì có thể xảy ra?
Trong phần lớn các trường hợp loét tự lành sẹo sau 2 - 3 tháng, nhưng trong 2 năm đầu tái phát trên 50% các trường hợp, tần suất tái phát trung bình là 2 – 3 năm và càng về sau càng giảm dần. Nếu không được điều trị đúng, sẽ các các biến chứng có thể xảy ra như chảy máu, thủng, hẹp môn vị, loét ung thư hoá - tỷ lệ ung thư hoá thấp 5 – 10% và thời gian loét kéo dài trên 10 năm. Hiện nay người ta thấy rằng viêm hang vị mạn tính thể teo thường đưa đến ung thư hoá nhiều hơn (30%) còn loét tá tràng hiếm khi gặp ung thư hoá.
Phòng ngừa bệnh ra sao?
Ngày nay nhờ sự tiến bộ của y học và công nghệ dược, nhiều thuốc điều trị loét ra đời đã làm giảm tỷ lệ tái phát và các biến chứng. Ngoài việc sử dụng các thuốc điều trị loét theo đơn của bác sĩ việc tránh tiếp xúc với các yếu tố như các chất kích thích, các sang chấn tâm lý, có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý… là một điều kiện hết sức quan trọng đóng góp vào sự thành công của quá trình điều trị.
Dùng thức ăn mềm, cần ưu tiên các thức ăn tinh bột có tác dụng bọc, hút, thấm để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid như sữa, gạo nếp, bánh nếp, bánh mì, bánh bột năng, cơm, bánh quy…
Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn… Hạn chế các món rán, xào.

Chất béo từ cá được khuyên sử dụng vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét