Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Những cách sơ cứu cho nạn nhân bị điện giật

Khi cứu người bị điện giật, bạn cần bình tĩnh và thực hiện đúng các bước dưới đây, để đảm bảo an toàn tính mạng cho cả bạn và nạn nhân.

 

Tai nạn điện giật có đặc thù riêng của nó, không giống với tai nạn khác ở chỗ, nếu người sơ cứu không cẩn thận và không bình tĩnh sẽ rất dễ trở thành nạn nhân tiếp theo.
Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
(Lưu ý: Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra).
Những cách sơ cứu cho nạn nhân bị điện giật.Những cách sơ cứu cho nạn nhân bị điện giật.
Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát Khi đã cách ly được nạn nhân với nguồn điện, bạn nên đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát.
Kiểm tra nạn nhân còn tỉnh hay đã ngất xỉu Bạn nên kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không bằng cách, áp má vào mũi nạn nhân và xem lồng ngực có di động hay không, hoặc dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.
Với trường hợp nạn nhân vẫn còn tỉnh: cần theo dõi nhịp nạn nhân vì rất có thể nạn nhân vẫn còn bị sốc và rối loạn nhịp tim do tai nạn gây ra.Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.
Với trường hợp nạn nhân bất tỉnh, cần tiến hành hô hấp nhân tạo. Cách làm như sau:
Đầu tiên bạn đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân đặt bên dưới mặt. Cách này sẽ giúp cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân tự chảy ra ngoài, giúp nạn nhân hô hấp bình thường trở lại.
Tiếp theo bạn hà hơi thổi ngạt. Phương pháp này được thực hiện theo kiểu miệng - miệng với những nạn nhân không bị tổn thương miệng. Còn đối với những nạn nhân bị thương ở miệng ta sẽ dùng cách miệng - mũi.
Xoa bóp tim là thao tác ấn cho lồng ngực của nạn nhân nén xuống 3-4 cm với tần suất 60-80 lần/phút.
Những phương pháp này sẽ giúp cho đường thở của nạn nhân được thông, giúp nạn nhân có thể hô hấp trở lại.
Ngay sau khi sơ cứu, hãy đưa nạn nhân tới cơ sở y tế nơi gần nhất để được các bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét