Móng quặp là bệnh thường gặp ở bàn chân. Bệnh gây phiền toái, đau đớn khi đi lại.
Chẩn đoán và điều trị sớm móng chân quặp sẽ tránh được các biến chứng do móng chọc vào da thịt ở ngón chân.
Chỉ ước mơ được đi giày
Chị Nguyễn Hải Phượng trú tại 16 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội, than thở về đôi chân của chị. Giữa mùa đông lạnh buốt nhưng chị không thể đi tất và đeo giày. Chị Phương chỉ xỏ được dép lê, dép xỏ ngón nguyên nhân là do chị bị chứng móng quặp.
Khi bị móng quặp ban đầu móng có màu sắc bình thường nhưng sau một thời gian móng trở nên xỉn màu, xám hoặc đen. Cạnh móng luôn bị kích thích nên bệnh nhân hay gãi, cạo vào cạnh móng làm xây xước. Qua các vết xây xước móng sẽ bị nhiễm trùng.
Lúc đầu rỉ dịch vàng, sau đó sẽ có mủ. Nếu quá trình viêm kéo dài thì cạnh móng sẽ bị sùi lên, tổ chức viêm màu đỏ tươi. Có dịch hoặc mủ chảy ra khi ấn vào. Móng luôn có mùi hôi rất khó chịu. Do viêm và do móng chọc vào thịt nên gây đau nhất là khi đi giày.
Phẫu thuật cắt bỏ móng quặp
Chỉ ước mơ được đi giày
Móng chân của bệnh nhân tím như quả mận. |
Chị Nguyễn Hải Phượng trú tại 16 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội, than thở về đôi chân của chị. Giữa mùa đông lạnh buốt nhưng chị không thể đi tất và đeo giày. Chị Phương chỉ xỏ được dép lê, dép xỏ ngón nguyên nhân là do chị bị chứng móng quặp.
Chị Phượng đã từng phẫu thuật cắt bỏ móng quặp nhưng không được bao lâu thì phần móng lại dài và tiếp tục chọc vào thịt khiến chân chị đau đớn.
"Nhiều lần vô tình đá phải cái vật gì, tôi đau lên tận não. Cả năm chẳng biết đến đi giày, tất là gì. Mùa đông lạnh thấu xương nhưng vẫn không thể đi tất, đi giày như người khác. Nhiều người hỏi, tôi chỉ cười bảo dị ứng với giày tất".
"Nhiều lần vô tình đá phải cái vật gì, tôi đau lên tận não. Cả năm chẳng biết đến đi giày, tất là gì. Mùa đông lạnh thấu xương nhưng vẫn không thể đi tất, đi giày như người khác. Nhiều người hỏi, tôi chỉ cười bảo dị ứng với giày tất".
Đến khám tại BV Đại học Y Hà Nội, chị Lương Thanh Quỳnh trú tại Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội đau đớn vì hai ngón chân cái tím đen như hai quả mận. Chị Quỳnh cũng bị móng quặp và thi thoảng móng chọc thịt khiến chị đau đớn và không thể đi lại được.
Sống giữa thủ đô, chị Quỳnh khốn khổ với bệnh "làm đồng" này. Nhiều người cho biết có thể chị bị đất, bụi nhét vào làm sưng chân nhưng nhìn bằng mắt thường cũng thấy móng chân xén vào cả lớp thịt ở đầu ngón.
TS Nguyễn Sỹ Hóa nguyên PGĐ BV Da Liễu Trung ương cho biết, móng chọc thịt là hiện tượng cạnh bên của móng chọc vào tổ chức phần mềm, cuốn móng bên làm cho tổn thương tổ chức phần mềm này, gây nên đỏ, sưng và đau.
Các triệu chứng có xu hướng xấu hơn khi đi giày, nhiễm khuẩn và móng liên tục phát triển đâm vào phần mềm ở cuốn móng bên. Móng chọc thịt gây đau đớn cho bệnh nhân khi đi lại, đặc biệt là những bệnh nhân cần đi giày mà lại không được đi vì đau.
Bác sĩ phẫu cho bệnh nhân bị móng quặp. |
Khi bị móng quặp ban đầu móng có màu sắc bình thường nhưng sau một thời gian móng trở nên xỉn màu, xám hoặc đen. Cạnh móng luôn bị kích thích nên bệnh nhân hay gãi, cạo vào cạnh móng làm xây xước. Qua các vết xây xước móng sẽ bị nhiễm trùng.
Lúc đầu rỉ dịch vàng, sau đó sẽ có mủ. Nếu quá trình viêm kéo dài thì cạnh móng sẽ bị sùi lên, tổ chức viêm màu đỏ tươi. Có dịch hoặc mủ chảy ra khi ấn vào. Móng luôn có mùi hôi rất khó chịu. Do viêm và do móng chọc vào thịt nên gây đau nhất là khi đi giày.
Phẫu thuật cắt bỏ móng quặp
Tại BV Đại Học Y Hà Nội các bác sĩ thường xuyên làm phẫu thuật cắt móng quặp cho các bệnh nhân bị móng chọc thịt. Nguyên nhân của móng chọc thịt, ThS Nguyễn Đình Liên cho biết, do chấn thương như tai nạn hoặc đi giày chật khiến tổn thương móng chân, hoặc tổn thương phần mềm ngón.
Bệnh gây tổn thương móng thường gặp như nhiễm nấm. Yếu tố di truyền - gia đình cũng được để cập đến. Bệnh hay gặp nhiều hơn ở nữ; người lớn và lứa tuổi thanh thiếu niên, thường xảy ra ở ngón chân cái.
Chẩn đoán ở giai đoạn sớm, trên lâm sàng, nhìn bờ ngoài móng lặn sâu vào kẽ ngón chân của một hoặc cả 2 bên. Giai đoạn có biến chứng viêm - nhiễm trùng ngón chân như sưng, nóng, đỏ đau kẽ bên của móng, có khi chảy dịch nhiễm trùng.
Móng quặp nếu không biết xử lý thích hợp rất dễ tái phát bệnh. Tại BV ĐH Y Hà Nội, bệnh nhân được tiến hành gây tê tại chỗ và tiến hành làm sạch ổ viêm, cắt bỏ phần móng quặp triệt căn, tránh tái phát cho bệnh nhân.
Hiện nay, BV Da liễu Trung ương cũng có biện pháp điều trị bằng đốt CO2 mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để có biện pháp điều trị dứt điểm thích hợp thì cần có khám lâm sàng của bác sĩ để đưa ra biện pháp thích hợp nhất.
Theo Khánh Ngọc - Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét