Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Bắt bệnh viêm sung huyết hang vị dạ dày

Ở NCT thường có biểu hiện đau bụng cồn cào kèm theo đầy hơichướng bụng, ợ hơi, ợ chua, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn là những triệu chứng hay gặp nhất. Đau có thể âm ỉ nhưng thường đau nhiều, khó chịu, nhất là về đêm làm cho NCT mất ngủ kéo dài và rất lo lắng. Đau bụng lúc no nhiều hơn lúc đói (do thức ăn và dịch vị nhiều tác động vào niêm mạc hang vị). Viêm sung huyết hang vị, nếu không điều trị hoặc điều trị không đưt điểm có thể đưa đến loét hang vị và nguy hiểm hơn là ung thư hang vị. Tuy vậy, viêm sung huyết hang vị, tuy đau nhiều hơn nhưng ít gây chảy máu hơn so với viêm loét hành tá tràng.
Để chẩn đoán viêm hang vị có thể chụp X-quang có thuốc cản quang nhưng tốt hơn là nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày có nhiều ưu điểm, thấy được vị trí, tình trạng sung huyết của niêm mạc hang vị và ưu điểm hơn nữa, khi cần có thể sinh thiết để quan sát tế bào. Kỹ thuật này vừa tiến hành xác định tế bào vừa xác định vi khuẩn HP bằng kỹ thuật nhuộm gram và xác định phản ứng sinh học phân từ PCR.
Bắt bệnh viêm sung huyết hang vị dạ dày
Nguyên tắc điều trị
Khi có chỉ định của bác sĩ khám, người bệnh cần điều trị tích cực, tránh bỏ thuốc do quên hoặc ngại uống (một đặc điểm của NCT). Người bệnh cần uống đúng liều lượng không tự động thêm hoặc bớt thuốc (khi cần thiết người nhà cần giúp đỡ). Người bệnh nên lưu ý là điều trị viêm sung huyết hang vị dạ dày cần kiên trì, không nóng vội và không quá lo lắng về bệnh tật của mình. Bởi vì, điều trị viêm sung huyết hang vị không phải trong ngày một, ngày hai mà phải có thời gian nhất định, nếu người bệnh quá lo lắng, bệnh không những không khỏi mà còn nặng thêm. Trong trường hợp xác định có vi khuẩn HP, việc dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn là hết sức cần thiết. Tuy vậy, dùng loại kháng sinh gì, dùng như thế nào là do bác sĩ khám bệnh chỉ định. Hiện nay có nhiều phác đồ điều trị (khoảng 5 phác đồ) áp dụng để nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP, bác sĩ khám bệnh sẽ áp dụng phác đồ nào còn tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh, nhất là người có tuổi.

Ngoài việc sử dụng kháng sinh (nếu có vi khuẩn HP), cần có các loại thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc chống tiết dịch vị, thuốc giảm đau (đối với hệ tiêu hóa đường mật, tiết niệu) và thuốc an thần.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét