Để giúp nhóm người bị suy tim có cơ hội chờ được cấy ghép tim hiến tặng, y học đã nghiên cứu, cho ra đời nhiều công nghệ, thiết bị như tim nhân tạo biosynthesis.
Tim nhân tạo "không nhịp đập" và cả những loại tim "lai" giữa bò với máy móc hoặc sử dụng công nghệ dòng chảy liên tục...
Tim nhân tạo trong tương lai.
Hầu hết bệnh nhân được ghép tim phải nhập viện nhiều lần do suy tim, một hoặc cả hai bên tim hoạt động không đúng nhịp. Có thể do tổn thương cơ tim hoặc do van của các buồng tim bị sự cố, do mắc bệnh mạch vành, do bệnh di truyền hoặc do nhiễm virut.
Tại Mỹ hiện có 2.000 - 2.500 trái tim hiến tặng mỗi năm nên số người được cấy ghép tim rất hạn chế. Để khắc phục, các nhà khoa học đã cho ra đời một loại công nghệ có tên SynCardia Total Artificial Hearts, sản phẩm đầu tiên của công nghệ này là tim nhân tạo Jarvik hay SynCardia hồi thập niên 80 ở thế kỷ trước.
Đến nay đã có hơn 1.350 cấy ghép thành công loại tim này, tim Jarvik được xem là chiếc cầu nối giúp các bệnh nhân bị suy tim giai đoạn cuối sống để chờ cơ hội được cấy ghép tim.
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, sau 4 năm thử nghiệm, tháng 7/2014. Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt cho phép dùng thiết bị trợ tim có tên Freedom. Thiết bị này đã được dùng ở châu Âu từ năm 2010, thay cho thiết bị tim cồng kềnh hiện có to bằng chiếc máy rửa bát.
Freedom nặng chỉ có 13,5 pound (khoảng 6kg), đựng trong chiếc balô đeo trên người hoặc để trên một chiếc xe lăn, sử dụng pin hay ắc quy sạc được. Randy Shepherd, một thanh niên người Mỹ đã sử dụng tim Jarvik và Freedom trong 15 tháng trước khi được cấy ghép tim hiến tặng hồi tháng 10/2014.
Trong thời gian sử dụng tim Jarvik và Freedom, sức khỏe Randy Shepherd tương đối ổn định, thậm chí còn tham gia cuộc thi chạy bộ mang tên Pat's Run dài 4,5 dặm ở Phoenix, Arizona.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét