Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Nhiều chất độc hại vẫn tồn tại trong mì ăn liền

Mì ăn liền được các nhà khoa học đánh giá cao về mức độ tiện dụng trong cuộc sống con người nhưng lại vô cùng thấp về thành phần dinh dưỡng. Mì ăn liền chứa nhiều chất béo, calo và natri; được tẩm phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản, chất phụ gia và hương liệu.
Tiến sĩ Sunil Sharma (Bệnh viện Malviya, New Delhi, Ấn Độ) cho biết."Trong hầu hết mì ăn liền đều có chứa chất monosodium glutamate (MSG) vàtertiary-butyl hydroquinone (TBHQ) - một chất bảo quản hóa học thu được từ ngành công nghiệp dầu khí - nhằm tăng hương vị và thời gian bảo quản. Mặc dù hai chất này đượccho phép có mặt trong thực phẩm ở một giới hạn nhất định nhưng nếu cơ thể con người phải tiêu thụ thường xuyên thì sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng".
Năm ngoái, The Washington Post đã đăng tải báo cáo của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc về tác động của mì ăn liền với sức khỏe con người.Theo nghiên cứu, "mặc dù mì ăn liền là một thực phẩm tiện lợi và ngon miệng, nhưng lại làm tăng lượng natri chất béo bão hòa không lành mạnh và tăng chỉ số glycemic loads của cơ thể," Tiến sĩ Hyun Shin (Harvard School of Public Health) và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.
Theo đó, glycemic loads cho biết được số lượng hấp thu của loại tinh bột mà con người nạp vào trong cơ thể của mình. Glycemic loads dưới 100 thì có thể yên tâm nhưng nếu chỉ số này tăng lên trên 100 thì sức khỏe sẽ nằm trong tình trạng báo động.
Nhiều chất độc hại vẫn tồn tại trong mì ăn liền
Dù mì ăn liền chứa nhiều chất độc hại nhưng lượng tiêu thụ chúng vẫn gia tăng. Ảnh: Food NDTV
"Những phụ nữ ăn mì ăn liền hai lần một tuần hoặc nhiều hơn có nguy cơ mắc hội chứng trao đổi chất cao hơn so với những người ăn ít, hoặc không ăn", theo nghiên cứu được đăng tải trên The Washington Post.Nghiên cứu cũng kết luận rằng tiêu thụ mì ăn liền quá nhiều không chỉ gây ra bệnh béo phì mà còn gây ra các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, huyết áp cao, tăng huyết áp, bệnh tim .
Hầu hết mì ăn liền được làm bằng bột maida - một loạt bột mì chưa được tẩy trắng. Loại bột này có hương vị phong phú hơn nhưng lại không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Theo Tiến sĩ Simran Saini (Bệnh viện Fortis, New Delhi, Ấn Độ, "maida kết hợp với các chất bảo quản trong mì ăn liền có thể dẫn đến bệnh béo phì ở con người".
Mì ăn liền chứa chất béo bão hòa mà nếu tiêu thụ quá mức hoặc thường xuyên có thể làm tăng mức độ cholesterol trong máu.Hàm lượng cholesterol cao làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch cũng như bệnh tiểu đường type 2. Các chất khác trong mì ăn liền như dầu ăn thực vật, đường, xi-rô, chất phụ gia tăng hương vị và nhiều chất khác đều không tốt cho sức khỏe con người.
Thái Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét