Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Bấm huyệt Tê Liệt Mặt – Méo Miệng – Mắt Xếch


LIỆT MẶT NGUYÊN PHÁT

TênI- ĐỊNH NGHĨA
Liệt mặt nguyên phát là liệt ngoại biên toàn bộ ½ bên mặt, nguyên nhân chưa rõ, có khởi đầu đột ngột và đa phần có tiên lượng tốt.
II- DỊCH TỄ HỌC
Liệt mặt nguyên phát là thể bệnh thường gặp nhất trong các loại liệt mặt ngoại biên, còn được gọi là liệt Bell’s (Bell’s palsy). 
Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 23/100.000/năm hay 1/60-70 người trong suốt cuộc đời của họ.
III- NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH
A. THEO YHHĐ:
Giải phẫu học:
- Nhân dây thần kinh mặt (số 7) bắt đầu từ phần thấp của cầu não. Sau khi vòng qua nhân dây thần kinh vận nhãn ngoài (số 6), dây thần kinh mặt chui ra khỏi thân não (ở rãnh cầu - hành não).
- Sau khi rời thân não, dây thần kinh mặt, có kèm theo dây phụ Wrisberg (dây 7 bis, chịu trách nhiệm về cảm giác), động mạch và tùng tĩnh mạch, chạy xuyên qua xương đá trong một ống xương: vòi Fallope (aquedue de Fallope).
- Ống xương này có hình của lưỡi lê cắm đầu súng. Vì thế, đoạn dây thần kinh mặt được chia ra làm 3 phần. Hạch gối (đoạn thần kinh nằm giữa đoạn 1 và 2) là nơi nhận những sợi cảm giác của dây phụ Wrisberg, đồng thời cũng là nơi xuất phát sợi thần kinh đá nông lớn. Ở đoạn thứ 3 của dây thần kinh mặt, xuất phát thừng nhĩ (chorda tympani). Sợi này sau khi chạy xuyên qua hộp nhĩ, sẽ nối với dây thần kinh lưỡi.
- Dây thần kinh mặt chui ra khỏi xương đá ở lỗ chẫm, tiếp tục đi vào vùng mang tai và phân thành 2 nhánh tận cùng phân bố cho các cơ vùng mặt.
Sinh lý học: Chức năng của dây thần kinh mặt bao gồm:
Chức năng vận động: Dây thần kinh mặt phân bố đến tất cả cơ ở mặt (trừ các cơ thái dương, cơ nhai và cơ chân cánh bướm) và có ảnh hưởng đến thính giác với việc tham gia vào vận động cơ của xương đe.
Chức năng cảm giác: Dây thần kinh mặt nhận cảm giác của loa tai và ống tai ngoài, vùng sau tai, vòi Eustache và 2/3 trước lưỡi.
Chức năng giác quan: Dây thần kinh mặt chịu trách nhiệm vị giác của 2/3 trước của lưỡi (thông qua dây thần kinh lưỡi và thừng nhĩ).
- Chức năng vận mạch và bài tiết: Dây thần kinh đá nông lớn phân bố đến các tuyến lệ (thông qua trung gian của hạch Gasser). Thừng nhĩ chịu trách nhiệm việc bài tiết nước bọt của hạch hàm dưới và dưới lưỡi.
Cơ chế bệnh sinh của liệt mặt nguyên phát chưa rõ ràng. 
Trước đây, vai trò của lạnh được đề cập đến qua:
Cơ chế mạch máu: Do co thắt những động mạch chạy theo dây VII trong vòi Fallop dẫn đến phù và viêm phản ứng của dây VII. Phù nề làm dây bị chèn ép trong khung xương của vòi Fallop.
Cơ chế nhiễm trùng: Vì nhận thấy có vẻ trong vài trường hợp liệt mặt nguyên phát có liên quan đến nhiễm virus. Đây là trường hợp tổn thương viêm trực tiếp dây VII và vai trò của lạnh được cho là tạo thuận lợi cho sự phát triển của virus xâm nhập từ vùng họng hầu lên vùng Fallop. Tuy nhiên, những giải phẫu tử thi của những công trình nghiên cứu sau này cho thấy không có những thay đổi đáng ghi nhận, không có những phản ứng viêm như thường giả định trước đây.
B. THEO YHCT:
Theo YHCT, liệt mặt ngoại biên đã được mô tả trong những bệnh danh “Khẩu nhãn oa tà”, “Trúng phong”, “Nuy chứng”.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Ngoại nhân: Thường là phong hàn, phong nhiệt thừa lúc tấu lý sơ hở xâm nhập vào các kinh dương ở đầu và mặt.
- Bất nội ngoại nhân: Do chấn thương ở vùng đầu mặt, gây huyết ứ lại ở các lạc trên.
Những nguyên nhân này làm cho khí huyết của lạc mạch vùng đầu, mặt bị cản trở hoặc bị tắc lại, gây nên chứng Nuy (yếu liệt), có thể kèm theo tê và đau (không thông thì đau).
Sơ đồ nguyên nhân và cơ chế bệnh của liệt mặt
IV- CHẨN ĐOÁN
A. THEO YHHĐ:
- Bệnh khởi phát đột ngột, triệu chứng liệt xuất hiện hoàn toàn thường trong vòng 48 giờ.
- Có thể đau sau tai trước đó 1 - 2 ngày, có thể kèm ù tai. Thường chảy nước mắt sống.
- Liệt toàn bộ cơ mặt một bên, mất nếp nhăn trán, mất nếp má mũi. Ảnh hưởng đến tiếng nói, ăn uống.
- Mắt nhắm không kín: Charles - Bell (+).
- Mặt trở nên trơ cứng. Mặt bị lệch về bên lành.
- Mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
- Mất những phản xạ có sự tham gia của cơ vòng quanh mắt như phản xạ giác mạc (cảm giác của giác mạc vẫn giữ nguyên). 
B. THEO YHCT:
Dựa vào nguyên nhân và cơ chế gây bệnh nêu trên, YHCT xếp thành 3 thể bệnh chủ yếu sau đây:
1- Phong hàn phạm kinh lạc: Thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do lạnh.
- Triệu chứng như trên (phần YHHĐ).
- Kèm theo người gai lạnh, sợ lạnh.
- Hoàn cảnh khởi phát bệnh ít nhiều có liên quan đến yếu tố thời tiết lạnh như sau khi gặp mưa, mùa lạnh …
- Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
2- Phong nhiệt phạm kinh lạc: Thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do nguyên nhân viêm nhiễm.
- Triệu chứng như trên (phần YHHĐ).
- Kèm theo người sốt, sợ gió, sợ nóng.
- Rêu lưỡi trắng dày. Mạch phù sác.
3- Huyết ứ ở kinh lạc: Thể bệnh lâm sàng thường xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do nguyên nhân chấn thương hoặc khối choáng chỗ.
- Triệu chứng như trên (phần YHHĐ).
- Luôn có kèm dấu đau.
- Xuất hiện sau một chấn thương hoặc sau mổ vùng hàm, mặt, xương chũm.
V- CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Cần chẩn đoán phân biệt với những trường hợp liệt mặt ngoại biên thứ phát sau:
- Chấn thương sọ não: Có tiền căn chấn thương đầu, có chảy máu ở tai cùng bên liệt.
- Di chứng sau giải phẫu vùng hàm, mặt, xương chũm.
- Zona hạch gối: kèm đau nhức trong tai và ½ bên mặt. Xuất hiện các nốt nước nhỏ ở vùng Ram say - Hunt.
- U tuyến mang tai: Khối u vùng tuyến mang tai, không mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
- U dây thần kinh số 8: Dấu tổn thương thính giác và tiền đình. Không mất vị giác 2/3 trước lưỡi.
- Viêm dây thần kinh trong hội chứng Guillain-Barré: Thường liệt mặt cả 2 bên, kèm những triệu chứng dị cảm của viêm đa dây thần kinh, rối loạn dịch não tủy.
VI- ĐIỀU TRỊ
Do cơ chế gây bệnh chưa rõ nên việc điều trị chủ yếu là giải quyết triệu chứng.

Điều trị tăng huyết áp: cần phải đi kèm phòng ngừa tai biến

Tai biến có thể xảy ra bất chợt ở mọi đối tượng bị bệnh tăng huyết áp nếu huyết áp không được kiểm soát tốt. Ví như có người đang đi bộ tập thể dục thì đột ngột ngã lăn; có người đang ăn cơm thì bị rơi đũa, tay bị bại rồi liệt hẳn…


Điều trị tăng huyết áp: cần phải đi kèm phòng ngừa tai biếnHình ảnh não bộ của người bị tai biến

Tai biến mạch máu não có thể xảy ra bất chợt ở mọi đối tượng bị bệnh tăng huyết áp, nếu huyết áp không được kiểm soát tốt và có các biện pháp phòng ngừa. Có bác buổi sáng đang đi bộ tập thể dục thì đột ngột ngã lăn, đưa vào viện, được chẩn đoán là xuất huyết não. Có người đang ăn cơm thì bị rơi đũa, tay bị bại rồi liệt hẳn. Hay phẫu thuật viên, đang phẫu thuật bị rơi dao mổ và đột ngột tai biến mạch máu não. Một bác nông dân sau bữa rượu thịt chó chiều hôm trước đã bị bán thân bất toại vào buổi sáng hôm sau. Ở vào giai đoạn giao mùa lượng bệnh nhân bị tai biến mạch máu não có xu hướng tăng đột biến.

Theo thống kê tại các bệnh viện cho thấy trong 10 ca tai biến mạch máu não qua chụp cắt lớp vi tính thì chỉ có khoảng 2 đến 3 ca bị xuất huyết não, còn lại do nhồi máu não chiếm chủ yếu với hình ảnh cắt lớp có cục máu đông chẹn vào lòng mạch gây bít tắc.
Nguyên nhân và giải pháp

Tăng huyết áp làm tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên thành mạch, làm cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Những tổn thương này xuất hiện ngày càng tăng ở các mạch máu nhỏ tại não, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, gây bít tắc các mạch máu.

Người bệnh tăng huyết áp thường tự uống thuốc, hay điều trị ngoại trú tại nhà, chỉ vào viện khi bệnh nặng, hay có những biến chứng của bệnh gây ra. Vì vậy mỗi người bệnh cần trở thành bác sĩ của bản thân, cần có máy đo kiểm tra huyết áp hàng ngày, luôn có các thuốc hạ áp bên cạnh. Nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch ở bệnh nhân tăng huyết là rất lớn, vì vậy hơn ai hết người bệnh cần hiểu việc điều trị tăng huyết áp luôn phải đi kèm với phòng ngừa tai biến ngay từ sớm.

Các nhóm thuốc tây hạ áp đang sử dụng có nhiều ưu thế trong việc giúp hạ huyết áp nhanh chóng, tuy nhiên không giúp hạn chế được nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Vì vậy việc sử dụng phối hợp các sản phẩm từ thảo dược để hạn chế nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng mạch là điều rất cần thiết.

Gần đây tác dụng phòng ngừa tai biến của Noni là một cây thuốc. Tác dụng của một cây thuốc được đánh giá dựa trên hàm lượng hoạt tính sinh học có trong nó và khả năng ứng dụng sinh học của các hoạt tính sinh học này. Cây thuốc cung cấp các hoạt tính sinh học nhằm tăng cường sức khỏe.

Hoạt chất sinh học là một hợp chất hóa học - giống như vitamin và khoáng chất – cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Noni chứa một lượng lớn hoạt tính sinh học bao gồm iridoids, lignans, coumarins, polysaccharides, flavonoids, và các acids béo.

Sinh khả dụng là lượng chất đi vào hệ tuần hoàn và các tế bào.
1. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của một chất, bao gồm sự ổn định và hòa tan.

2. Một chất càng bền, càng hạn chế phá vỡ liên kết hóa học khi tiếp xúc với ánh sáng, nhiệt độ, không khí, hoặc bảo quản...

3. Các hợp chất hòa tan mạnh được vận chuyển nhanh chóng trong các mạch máu để đưa nó đi khắp cơ thể, và được dễ dàng hấp thụ dễ dàng vào các tế bào.

Công ty Tahitian Noni cung cấp các sản phẩm sức khỏe

Với các dòng sản phẩm uy tín chất lượng chăm sóc sức khỏe, công ty Noni đã và đang khẳng định vị trí trên toàn cầu.
o O o
BỆNH TÊ LIỆT MẶT
MÉO MIỆNG
MẮT XẾCH


Chữa trị liệt dây thần kinh số VII

day-than-kinh-so-7-1
I- LIỆT MẶT :
Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do nhiều nguyên nhân cơ năng hay thực thể gây ra. Có thể do nhiễm lạnh, ngoài ra còn do sang chấn sau mổ, thương tích, vỡ xương do tai nạn giao thông. Thông thường, liệt do chấn thương thường là kéo dài, khó khỏi.
Những bài thuốc sau đây chỉ áp dụng cho liệtdây thần kinh số VII do lạnh, do nhiễm trùng hoặc do ứ huyết.
1. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Điều trị tăng huyết áp: cần phải đi kèm phòng ngừa tai biếnY học phương Đông gọi là trúng phong kinh lạc. Biểu hiện của bệnh thường gặp là sau khi gặp mưa, giá lạnh tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng với bên mắt, uống nước là trào ra, không huýt sáo được.
2. Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm trùng.
Y học phương đông gọi là trúng phong nhiệt ở kinh lạc. Biểu hiện: giống như liệt mặt do lạnh chỉ khác ở chỗ toàn thân có sốt, sợ gió, sợ nóng. Khi hết sốt thì bị liệt.
3. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do ứ huyết
Biểu hiện như liệt mặt do lạnh nhưng xuất hiện sau một sang chấn như ngã, sau khi mổ ở phần hàm mặt, xương chũm.
Đa số liệt dây thần kinh số VII ngoại biên dùng thuốc đông y và châm cứu đều khỏi hẳn. Liệt do nhiễm trùng hồi phục chậm hơn nhưng đều cho kết quả khả quan.
Qua các ca điều trị, thường bệnh nhân ban đầu luôn có tâm trạng bị quan, chỉ sau 7-10 ngày mọi việc đã ổn. Hy vọng DAY BẤM HUYỆT người bị liệt mặt do liệt dây VII ngoại biên có thể tự chữa ở nhà được.
Đ ông y gọi liệt mặt ngoại biên hay liệt dây thần kinh 7 ngoại biên là trúng phong hay miệng méo mắt xệch. Nguyên nhân của bệnh là do nóng trong, đêm nằm bị tà xâm nhập mà gây ra bệnh.
Biểu hiện: Sau ngủ dậy, người bệnh thấy mặt mũi méo xệch về một bên (nhân trung lệch, mắt nhắm không kín...). Nguyên tắc trị liệu là khử phong tản tà, thư gân hoạt huyết. Có thể dùng các biện pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trong đó phương pháp xoa bấm huyệt có tác dụng trị liệu bệnh này tương đối hiệu quả.

Chuẩn bị bệnh nhân:
- Người bệnh ngồi trên ghế hoặc giường.
- Người chữa đứng cạnh. Trước khi tiến hành cần rửa tay, cắt móng tay sạch sẽ.
Tiến hành thủ pháp:
Thủ pháp vùng mặt: Bao gồm các huyệt sau: Ấn huyệt tình minh 100 lần, huyệt ngư yêu 50 lần; đồng tử liêu, ty trúc không, tứ bạch, thừa khấp mỗi huyệt 30 lần. Dùng ngón tay út bấm huyệt tình minh, các huyệt còn lại dùng ngón tay cái. Nếu bệnh tình nặng có thể bấm tăng lên đến 50 lần. Nếu công năng mí mắt trên giảm sút, ấn thêm huyệt ngư yêu, dương bạch và nhấc vê mí mắt 30 lần, trường hợp suy giảm công năng mí mắt dưới ấn huyệt tứ bạch, thừa khấp 30 - 50 lần.
Thủ pháp vùng miệng:
- Ấn day huyệt nghinh hương, hạ quan, giáp xa mỗi huyệt 30 - 50 lần.
- Dùng ngón tay cái kéo (đẩy) huyệt địa thương 30 - 50 lần (trường hợp nặng 100 lần).
- Dùng bàn tay xoa day mặt bệnh nhân 30 - 50 lần, chủ yếu xoa day bên bệnh, bên khỏe không làm. Day đến khi thấy da vùng mặt nóng lên mới được.
- Ấn day huyệt thái dương, phong trì, ế phong mỗi huyệt 30 - 50 lần.
Chú ý: thủ pháp nên nhẹ nhàng, không thô bạo hay nói cách khác, "vững, chuẩn, nhẹ, xảo" là nguyên tắc cần tuân theo của thủ pháp xoa bóp.
Thao tác
- Phép day: Lấy ngón tay hoặc gốc bàn tay đặt cố định ở nơi thực hiện chữa bệnh, tiến hành phương pháp di động da vùng huyệt về trước, về sau hoặc theo vòng tròn từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong. Làm khoan thai, sức day vừa phải.
- Phép bấm: Dùng phần cơ đầu chót ngón tay ấn mạnh vào huyệt vị mà không làm rách da. Muốn tạo lực bấm sâu cần gấp vuông góc đốt ngón 1 và 2.
Khi thao tác phải dùng sức tập trung vào đầu chót ngón tay để ấn mạnh vào đó nhưng nhất định không được làm rách da. Có thể đặt một khăn vải mềm mỏng lên nơi vùng huyệt sau đó mới bấm để giảm bớt sự kích thích quá mức.
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO


Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là TBMMN là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của bệnh là: phát hiện đột ngột, hôn mê và bán thân bất toại. 
Bệnh có thể chia làm 2 loại: 
- Xuất huyết não: bao gồm chảy máu não và chảy máu dưới màng cứng.
- Nhũn não: bao gồm sự hình thành huyết khối và sự tắc nghẽn mạch máu.
Trừ thể xuất huyết dưới màng cứng, sách Y học cổ truyền Đông phương gọi một tên chung là chứng “TRÚNG PHONG”.
Nhận thức của Đông y đối với bệnh tai biến mạch máu não:
Đông y đã có nhận thức sớm về bệnh này. Cách đây hơn 2000 năm, trong trước tác đông y như “Linh khu” đã ghi các chứng “Kích bộc” “Thiên khô” “Phong phì” có các triệu chứng ghi như: đột nhiên hôn bộc, một nửa người không cử động tự chủ. Và chứng “Đại quyết” trong sách Tố Vấn ghi về cơ chế bệnh là do khí huyết cùng thượng nghịch, và nói đến tiên lượng bệnh là “Khi hồi phục (phản phục) được là sống, còn không phản phục được là chết”. Sách “Kim quỹ yếu lược” của Trương Trọng Cảnh đời Hán mệnh danh là chứng “Trúng phong” và mô tả các triệu chứng của trúng phong như sau: bán thân bất toại, mồm méo, nói khó, nặng thì bất tỉnh nhân sự, sách đời Đường (701-704) và đời Tống (973-1093) nhận thức về nguyên nhân bệnh là do tích tuổi hư tổn. Y gia các thời đại sau bổ sung thêm nhiều luận thuyết về nguyên nhân như Lưu Hà Gian cho là do “hỏa”, Lý Đông Viên cho là “lý hư”, Chu Đan Khê cho là “đàm nhiệt”. Các học gia sau này như Trương Giới Tân (đời Minh) Diệp Thiên Sỹ (đời Thanh) đều cho rằng là do “nội thương” “tích tổn” mà thành chứ không phải do phong tà bên ngoài xâm nhập cơ thể.
Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách “Nội kinh” nói: “Đại nộ tắc hình khí tuyệt mà huyết tràn lên trên”, và “huyết khí cùng thượng nghịch”, phía trên là chỉ não là một trong những phủ kỳ hằng, là bể của tủy, khí của não, là thông với thận. Ngoài mặt nhận thức bệnh biến là ở não, đông y cũng nhận thức bệnh có liên quan đến nhiều tạng phủ khác như Can, Thận, Tâm, Tỳ, Vị …
Còn việc phân loại “trúng kinh lạc” và “trúng tạng phủ” cũng chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng nặng nhẹ mà phân loại: nhẹ là trúng kinh lạc, nặng là trúng tạng phủ.
Triệu chứng trúng kinh lạc thường là: chân tay tê dại, mồm méo, hoặc nói khó, bán thân bất toại nhưng không có hôn mê.
Triệu chứng trúng tạng phủ thì bệnh nặng mê man hoặc hôn mê bất tỉnh, các triệu chứng lâm sàng nặng hơn.
Kết hợp với nhận thức của YHHĐ, trước tiên cần xác định là chứng trúng phong do xuất huyết não hay do nhũn não, nếu do xuất huyết não thì dùng phép “thanh nhiệt thông phủ bình can” tức phong hoạt huyết chỉ huyết là chính, còn nếu là nhũn não phép chữa chủ yếu là “ích khí hóa ứ” dưỡng âm hoạt huyết là chính. Đông y còn cho rằng “trúng phong” là chứng bệnh dẫn đầu trong 4 loại bệnh lớn nội khoa và gắn triệu chứng bệnh với các tạng phủ cùng tiên lượng bệnh như sau: “mồm há, tay buông thõng là Tỳ tuyệt, mắt nhắm là Can tuyệt, hôn mê bất tỉnh, mũi phập phồng là Phế tuyệt, đái dầm là Thận tuyệt, lưỡi ngắn không nói được là Tâm tuyệt, nấc cụt không dứt là bị Khí tuyệt”. 
Theo số liệu thống kê của Trung Quốc, gần đây phát hiện số bệnh nhân 30 - 40 tuổi là không ít nhưng số trên 50 tuổi vẫn nhiều, chiếm trên 60%. Báo cáo của Hoàng Bỉnh Sơn năm 1986, trong số 600 b/n TBMMN, số bệnh nhân trên 41 tuổi chiếm 96,2%. Điều này nói rõ là thể chất con người trên 40 tuổi thường chuyển từ thịnh sang suy và TBMMN thường liên quan đến các bệnh mà người trên 40 hay mắc như xơ mỡ mạch, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh béo phì … mà các bệnh này thường là “hư chứng” hoặc trong hư kiêm thực chứng là phù hợp với nhận thức của YHCT đã ghi trong sách “Nội kinh”: “Người 40 là khí âm còn một nửa, đứng ngồi yếu”. Do đó càng thấy rõ TBMMN là một bệnh nội thương mà bản chất bệnh là hư chứng. Những tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những kích động tâm thần đột ngột (stress) làm cho Can phong nội động, khí huyết nghịch loạn, hoặc uống rượu nhiều, ăn nhiều chất béo mỡ gây tích trệ tại tỳ vị, tích cũng hóa nhiệt gây phong động, nói lên bệnh bản chất hư nhưng thường kiêm phong, đàm, nhiệt, ứ là vì vậy.
A- XUẤT HUYẾT NÃO: (Hémorragie cerébrate cerebral hemorrohage).
Não xuất huyết là do thành động mạch não bị bể và máu chảy vào tổ chức não sinh bệnh. Bệnh thường gặp ở tuổi trên 50 có huyết áp cao hoặc xơ cứng động mạch. Nam nhiều hơn nữ. Bệnh khởi phát đột ngột, triệu chứng lâm sàng chủ yếu là hôn mê, liệt tay chân, méo mồm.
1- Triệu chứng lâm sàng:
Xuất huyết não thường xảy ra trong lúc bệnh nhân đang tỉnh táo, thường có liên quan đến trạng thái tinh thần bị kích động đột ngột (trạng thái quá tức giận, quá lo lắng, quá vui, quá buồn đau hoặc dùng lực quá mạnh làm cho huyết áp tăng đột ngột gây nên).
a- Giai đoạn cấp diễn:
- Bệnh nhân đau đầu đột ngột, chóng mặt, buồn nôn, nôn, một bên người yếu hoặc liệt, ý thức lú lẫn dần dần đến hôn mê, sắc mặt nóng đỏ, cổ gáy cứng, mồm méo, liệt mặt, chảy nước dãi, thở nặng sâu, cổ khò khè, bụng đầy táo bón. Phần lớn bệnh nhân sốt, huyết áp cao, mặt lưỡi nhiều ứ huyết, dưới lưỡi nổi gân xanh, chất lưỡi đỏ hoặc đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng nhớt hoặc vàng khô, mạch huyền sắc đại.
- Bệnh nhẹ thì lúc tỉnh lúc mê, thân lưỡi cứng nói không rõ tiếng, bán thân bất toại, tay chân run giật.
- Bệnh nặng thì hôn mê sâu, sắc mặt tái nhợt, chân tay liệt mềm, mình mẩy lạnh ướt, hơi thở ngắn nhanh hoặc ngắt quãng, huyết áp hạ, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng chậm hoặc mất hẳn, tiêu tiểu không tự chủ, mạch hư đại vô căn.
- Đối với những người có bệnh huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, xơ cứng động mạch não, béo phì thường có những triệu chứng báo trước như đau cổ đầu, chóng mặt, tay chân tê dại, chảy máu cam, xuất huyết võng mạc mắt.
b- Giai đoạn hồi phục:
Sau một thời gian hôn mê từ mấy ngày đến mấy tuần thì bệnh nhân trở lại tỉnh táo, có thể nuốt và uống nước được, hơi thở ổn định, sức khỏe chung tốt dần, chân tay liệt có cử động hồi phục dần.
c- Giai đoạn di chứng:
Thường sau trên 6 tháng mắc bệnh, tình hình hồi phục chậm lại và để lại những di chứng mức độ khác nhau như liệt chi, chân tay cơ bắp teo gầy, run giật và đau nhức, trí lực giảm sút hoặc đần độn.
2- Chẩn đoán bệnh: Dựa vào các tiêu chuẩn sau:
a- Tuổi trên 40, bệnh phát đột ngột.
b- Có những triệu chứng: hôn mê, liệt nửa người, méo mồm.
c- Có tiền sử huyết áp cao.
d- Áp lực nước não tủy tăng, xét nghiệm nước não tủy có máu đỏ (nếu lâm sàng đủ để xác định chẩn đoán, không cần chọc nước não tủy).
e- Nếu có điều kiện làm siêu âm sọ não, làm điện não đồ, chụp mạch não, chụp cắt lớp não (CT) để xác định chẩn đoán.
3- Phân tích về nguyên nhân và cơ thể bệnh theo YHCT:
Bệnh xuất huyết não phát bệnh đột ngột nhưng hình thành bệnh là một quá trình. Theo YHCT, sự hình thành bệnh có liên quan đến các yếu tố bệnh lý sau:
a- Phong: tức “Can phong”, lâm sàng có triệu chứng hoa mắt váng đầu, chân tay run giật do can thận âm hư, thủy không dưỡng mộc, can dương thịnh hóa phong => sinh bệnh. Ngoài ra, tình chí u uất hóa hỏa, đặc biệt lao tâm suy nghĩ nhiều, tâm hỏa thịnh, hoặc giận dữ kích động can hỏa, hoặc ăn uống nhiều chất béo, mỡ tích trệ hóa đều dẫn đến Can phong nội động.
b- Hỏa: Can dương thịnh, trường vị nhiệt kết thường biểu hiện mặt đỏ, bứt rứt dễ cáu gắt, đại tiện táo kết.
c- Đàm: Thường do thích ăn nhiều chất béo mỡ hoặc nghiện rượu, tỳ vị tích trệ, tân dịch tích tụ sinh đàm, hoặc uất giận ưu tư nhiều quá khí trệ sinh đờm cũng là nguyên nhân thường gặp. Trên lâm sàng biểu hiện ngực tức buồn nôn, khạc ra đờm dãi, thân mình hoặc tay chân tê dại hoặc có những cơn hoa mắt váng đầu.
d- Ứ huyết: Nguyên nhân huyết ứ thường là do khí trệ, ngoài ra âm hư huyết ít, khí hư vận hóa suy giảm cũng gây nên huyết ứ.
Thực ra 4 yếu tố gây nguy cơ tai biến xuất huyết não trên đây đều có liên quan ảnh hưởng lẫn nhau và là nguyên nhân của nhau.
Bệnh xuất huyết não là một bệnh mang tính chất khí hư tà khí thực mà trong giai đoạn cấp biểu hiện chủ yếu là tà thực, nhưng do chính khí vốn hư nên tà khí dễ làm hao tổn nguyên khí → dễ dẫn đến tử vong trong trạng thái hư thoát (dương hư, âm hư hoặc khí âm hư, âm dương đều hư). Đến thời kỳ hồi phục và giai đoạn di chứng thì tà khí đã bị đẩy lùi (nhờ các biện pháp cấp cứu và chính khí thắng tà khí) nhưng chính khí hư tổn là chính chủ yếu là khí âm hư mà huyết ứ vẫn còn tồn đọng tại kinh mạch, cho nên trong điều trị biện chứng cần lưu ý:
4- Biện chứng luận trị:
Biện chứng luận trị chủ yếu theo 3 giai đoạn lâm sàng:
a- Giai đoạn cấp tính:
Thường trong thời gian 1-2 tuần đầu của bệnh mà triệu chứng chủ yếu là hôn mê. Thời gian hôn mê càng dài, càng sâu thì tiên lượng bệnh càng kém. Do thể chất người bệnh, tình hình bệnh lý khác nhau mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, có thể chia làm 2 thể bệnh: chứng bế và chứng thoát.
Chứng bế:
Triệu chứng chủ yếu: hôn mê, liệt nửa người, méo mồm, mắt trợn ngược, mặt đỏ, người nóng sốt, hàm răng nghiến chặt, đờm nước rãi nhiều, họng khò khè, thở thô, mũi ngáy, tay chân co cứng, tiêu tiểu không thông, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền hoạt sác, gọi là chứng “dương bế” thường gặp trong giai đoạn cấp.
Phép chữa: Khai bế tỉnh não, hoạt huyết chỉ huyết.
BẤM HUYỆT: các huyệt: Trung xung, Bách hội, Tứ thần thông (hoặc dùng 12 huyệt tĩnh) kết hợp chích Nhân trung, Thừa tương, Phong trì, Phong phủ, Hợp cốc, Lao cung, Thái xung, Dũng tuyền. Hoặc dùng Nội quan, Nhân trung, Tam âm giao, Hợp cốc, Ủy trung. Chủ yếu dùng phép tả, ngày 1 đến 2 lần, không lưu kim cho đến khi tỉnh và tùy tình hình bệnh thay đổi chọn huyệt.

Bệnh của 12 đôi dây thần kinh sọ não

Các nhà giải phẫu từ lâu đã phát hiện ra 12 đôi dây thần kinh xuất phát từ não, chui qua các lỗ của hộp sọ, phân nhánh vào các cơ ở đầu, mặt, cổ và cơ quan nội tạng. Mỗi dây thần kinh có nhiệm vụ riêng, và nếu bị tổn thương sẽ gây ra loại bệnh đặc trưng.
Dây số 1 - dây khứu giác - là các sợi bắt nguồn từ niêm mạc mũi, chui qua lỗ sàng xương bướm ở đáy não vào hành khứu đi vào não. Chúng nhận cảm giác về các mùi khi ngửi. Rối loạn về ngửi có thể do viêm niêm mạc mũi, do thịt thừa (pôlip). Tình trạng mất hẳn cảm giác ngửi có thể do các sợi này bị chèn ép do u hoặc bị đứt do chấn thương.

Dây số 2 - dây thị giác - bắt nguồn từ các tế bào ở võng mạc, tập trung lại thành dây thần kinh thị giác, chui qua 2 lỗ thị giác vào sọ, điểm tận cùng là trung tâm thị giác ở vỏ não. Dây thần kinh thị giác dẫn truyền cảm giác về ánh sáng và các đồ vật về não. Nếu dây này bị teo sẽ khiến người bệnh nhìn các vật như nhìn vào một ống nứa. Ngoài ra, nếu khối u đè vào dây thị giác sẽ sinh bệnh bán manh, chỉ nhìn thấy một bên mắt.
Dây số 3 - dây vận nhãn chung - đi từ cuống đại não (trung não), chạy ra phía trước, vào ổ mắt, vận động một số cơ mắt đưa nhãn cầu lên xuống và vào trong. Dây số 3 bị tổn thương sẽ gây mắt lác ra ngoài. Nguyên nhân thường do viêm màng não, chảy máu ở cuống não, chấn thương nền sọ hay viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.

Dây số 4 - dây cảm động - bắt nguồn từ trung não, chạy vào ổ mắt, chi phối cơ chéo to, vận động đưa mắt ra ngoài, xuống dưới. Khi tổn thương dây số 4, mắt sẽ không đưa xuống thấp được. Nguyên nhân tổn thương cũng giống như dây số 3.

Dây số 5 - dây tam thoa - xuất phát từ cầu não và được chia thành 3 nhánh gồm nhánh mắt, nhánh hàm trên và nhánh hàm dưới. Nhánh mắt, nhánh hàm trên nhận cảm giác vùng mắt, hốc mũi, da mí trên, trán, da đầu, phần trên hầu, các tuyến hạnh nhân. Nhánh hàm dưới nhận cảm giác 2/3 trước lưỡi và răng hàm dưới, tuyến nước bọt. Các sợi vận động chi phối cơ cắn, cơ nhai. Tổn thương dây số 5 thường gây mất cảm giác các phần dây phân nhánh, làm bệnh nhân nhức đầu hoặc không cắn chặt, làm hàm dưới kém vận động. Nguyên nhân là do tổn thương nền sọ, viêm đa dây thần kinh, bệnh Zona thần kinh.
Dây số 6 - dây vận nhãn ngoài - đi từ rãnh hành - cầu ra trước, vào ổ mắt, phân nhánh vào cơ thẳng ngoài, đưa nhãn cầu liếc ra ngoài. Tổn thương dây số 6 khiến mắt bệnh nhân bị lác vào trong. Nguyên nhân tổn thương giống dây số 3.
Dây số 7 - dây thần kinh mặt - vận động các cơ ở mặt. Xuất phát từ rãnh hành cầu, qua xương đá, lỗ ức - chũm, bám vào các cơ ở mặt, nhận cảm giác một số tuyến nước bọt, nước mắt. Khi bị liệt dây thần kinh mặt, các triệu chứng thường gặp là lệch mặt về bên lành, nhân trung kéo về bên không liệt. Mắt bên liệt nhắm không kín nếu liệt dây thần kinh ngoại biên. Có người liệt rõ, có người liệt kín đáo (chỉ nhìn rõ khi cười, há miệng, huýt sáo), ăn và uống nước hay bị rơi vãi, đôi khi nói khó. Nguyên nhân là do bị chảy máu não, nhũn não (tai biến mạch máu não), u não thường kèm liệt nửa thân. Liệt dây số 7 ngoại biên do viêm màng não, bệnh ở tai giữa, xương đá, do can thiệp sản khoa bằng focxep, do viêm đa dây thần kinh, Zona và liệt do lạnh.
Dây số 8 - dây thần kinh thính giác - gồm hai nhóm sợi. Phần ốc tai phụ trách nghe và phần tiền đình phụ trách giữ thăng bằng và tư thế. Hai nhóm hợp lại thành dây số 8 chui vào hộp sọ và tận cùng ở vỏ não. Tổn thương dây số 8 có thể ảnh hưởng đến sức nghe và hội chứng tiền đình là chóng mặt, ù tai. Nguyên nhân có thể do u chèn ép, chấn thương sọ, tăng huyết áp, do một số bệnh xơ động mạch ở tiền đình, ốc tai, do viêm màng não, viêm thận mạn, nhiễm độc, trong đó có thể do dùng một số thuốc như Streptomycin.
Dây số 9 - dây thần kinh thiệt hầu - xuất phát từ rãnh bên hành não, đi vào khoang hầu. Nó vận động các cơ vùng hầu, cảm giác 1/3 sau lưỡi. Dây số 9 không bao giờ bị liệt riêng.
Dây số 10 - dây thần kinh phế vị - là dây thực vật phó giao cảm lớn nhất của cơ thể, chi phối vận động, cảm giác hầu hết các phủ tạng ở ngực và ổ bụng (tim, phổi, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục). Thoát qua hộp sọ, cặp dây số 10 xuống cổ, ngực và bụng. Đến ngực, chúng tách ra 2 nhánh quặt ngược lên vận động dây thanh âm. Khi bị tổn thương dây số 10, bệnh nhân hay bị sặc thức ăn lỏng, nghẹn thức ăn đặc, liệt dây quặt ngược sẽ nói giọng khàn. Nguyên nhân tổn thương: có thể do các phẫu thuật vùng cổ, ngực, do khối u trung thất.
Dây 11 - dây gai sống - xuất phát từ rãnh bên sau của hành não, chui qua hộp sọ, đi xuống phân nhánh, vận động cơ ức đòn chũm, cơ thang và cơ thanh quản. Tổn thương ở hành tủy thường liệt cả 3 cặp dây 9, 10, 11.
Dây số 12 - dây hạ thiệt (dưới lưỡi) - xuất phát từ rãnh trước hành não, chui qua nền sọ vào vùng hàm hầu, chi phối vận động các cơ ở lưỡi. Liệt dây 12 khiến lưỡi sẽ đẩy sang bên lành khi thè lưỡi. Nguyên nhân do viêm màng não hay vỡ xương nền sọ.
Tiến sĩ Đào Kỳ Hưng, Sức Khỏe & Đời Sốn



1- Nguyên Nhân:
Tê liệt dây thần kinh mặt số 7, liên hệ tới thần kinh ngoại biên bị co thắt do cao áp huyết, do một trong các nguyên nhân sau :
-Viêm thối lỗ tai
-Biến chứng bệnh giang mai
-Bướu não, viêm màng não hại đến thần kinh trung ương
-Chấn thương sọ não
-Nghiện rượu, tiểu đường, cao áp huyết….
Theo tây y phải điều trị từ 6 tuần đến 6 tháng tùy theo nặng nhẹ.
Nếu có những cơn sốt co giật trong thời gian bị bệnh mà để lâu không chữa sẽ mang tật suốt đời.
2-Triệu Chứng
Nửa bên mặt bị liệt bất động
Mắt bên liệt mở luôn, không chớp mắt được làm nước mắt chảy ra luôn.
Miệng méo làm nước miếng chảy ra ngoài
Cơ mặt bên liệt xệ xuống
3- Điều Trị:
Phải kiên nhẫn châm cứu xoa bóp mỗi ngày để phục hồi lại dây thần kinh.
Tập động công 7 bài đầu mỗi ngày nhiều lần.
Thuốc ngoại khoa chữa méo miệng :
Vôi trắng hòa với dấm chua thành sền sệt đắp lên gò má bên liệt mỗi ngày lâu 2 giờ, hay tối đi ngủ đắp qua đêm, sáng gỡ ra, khi miệng bên liệt cử động được và hết méo thì không cần đắp nữa.
II-CHỮA BẰNG HUYỆT

Toản Trúc, Ty Trúc Không, Thủ Lâm Khấp, Nghênh Hương. Dùng ngón tay cái day tả nghịch chiều kim đồng hồ 36 lần ở hai huyệt Hợp Cốc và Thái Xung.

image001image003image007image005image009
1-Liệt Mặt:

Khi các nhánh dây thần kinh trên mặt bị liệt, dùng bút bi hết mực châm vào huyệt. Nếu không có cảm giác đau, thì dùng đầu cây nhang hơ nóng trên huyệt đó, cách xa độ 2-3cm. Khi châm hay hơ nóng, bệnh nhân cảm thấy đau hay nóng thì bệnh mau khỏi.
Mỗi ngày châm hay hơ nóng những huyệt bên liệt không có cảm giác cho đến khi có cảm giác, huyệt khác đã có cảm giác thì cắt một miếng cao dán vuông nhỏ 1cm để kích thích huyệt hoạt động thường xuyên.
Không nên châm qúa đau sẽ khó chữa vì dây thần kinh bị căng thẳng tạo ra phản ứng nghịch bất lợi.
Có thể dùng kim thử tiểu đường tự châm hay nhờ người nhà châm vào các huyệt trên rồi nặn máu, có kết qủa nhanh hơn.

2-Méo Miệng – Mắt Xếch Do Trúng Phong (Cao áp huyết)


3- Tập Cử Động Khớp Hàm để chữa méo miệng
a-Tập há miệng ngáp 10 lần để sửa lại khớp hàm.
b-Tập Nhai 10 lần, làm thông thần kinh hai bên má
c-Tập cười hay nhe răng để sửa lại hai bên khóe miệng
d-Dùng hai ngón tay cái đè vào 2 bên huyệt giao điểm khớp hai hàm trên dưới, vừa ấn mạnh vừa ngáp để kép lại khớp hàm bị lệch.
e-Xoa mặt theo bài tập thể dục khí công
f-Tối đi ngủ, dùng một túi nhỏ bọc muối rang nóng, hay bỏ vào microwave 1 phút, đắp chườm vào bên má bị tê không có cảm giác, đến khi có cảm giác nóng ấm để phục hồi lại chức năng thần kinh má hoạt động.
Photobucket
CHUYÊN KHOA BỆNH VỀ TAI
1-NHỌT ỐNG TAI NGOÀI
2-VIÊM TAI GIỮA
3-TAI Ù
4-TAI ĐIẾC
5-LÃNG TAI NGHE KHÔNG RÕ
6-DỊ VẬT TRONG TAI
7-CHÓNG MẶT DO BỆNH Ở TAI TRONG
8-CÁCH CHỮA NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
9-ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI DƯỢC
TAI là khiếu của thận, nơi hội tụ các kinh mạch chạy qua tai như Kinh Can, Đởm và Tam Tiêu. Tai có hai nhiệm vụ là tiếp nhận âm thanh, điều hòa thăng bằng cơ thể do chức năng tiền đình ở mỗi bên tai.
Có 5 loại bệnh chính về tai :
1-Sưng đau tai có mủ :
Do nhọt ngoài tai, viêm tai giữa, viêm xương chũm, nguyên nhân thấp hỏa của can-đởm-tam tiêu đưa lên tai, hoặc do ngoại thương khi ngoáy tai va chạm làm tổn thương tai.
2-Tai chảy nước :
Do tai giữa bị viêm, nguyên nhân do hỏa của can- đởm- tam tiêu, gọi là Thiếu Dương hỏa, hợp với thấp nghịch đưa lên tai.
3-Tai ù như ve kêu :
Do can-thận hư yếu.
4-Giảm thính lực, lãng tai :
Do tổn thương màng nhĩ hoặc do ngoại vật va chạm gây tổn thương, hoặc do can-thận khí uất kết làm căng màng nhĩ, mất độ rung của màng trống.
5-Chóng mặt ù tai, điếc tai :
Do rối loạn tiền đình bởi can-thận suy kém, chia thành 3 chứng khác nhau :
  • Mạch Hoãn : Do ngoại thương
  • Mạch Huyền, Sắc : Do tà hỏa Tam tiêu, can-đởm.
  • Mạch Hư,Tế : Do Thận hư
B-NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ :
5 nguyên tắc điều trị theo nguyên nhân:
  1. Do nhiệt : Nên thanh hỏa, dưỡng huyết, trừ thấp, tiêu dộc.
  2. Do Âm hư : Sơ can, tư âm.
  3. Do can phong : Bình can, sơ phong, trừ nhiệt.
  4. Do khí bế uất : Nên giải uất, tuyên thông.
  5. Do tổn thương va chạm : Dùng cách chữa bên ngoài.
C-NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TỪNG LOẠI BỆNH :
1-NHỌT ỐNG TAI NGOÀI:
a-Nguyên nhân và triệu chứng :
Do tai ngoài bị tổn thương xây xát, bị nhiễm khuẩn làm độc, hoặc do cơ thể suy nhược, do bệnh tiểu đường nên da tai dễ bị nhọt.
Do ống tai dính sát vào xương sụn, khi tai bị nhọt độc thì đau tai dữ dội, càng sâu vào trong tai càng đau, có khi lan tỏa ra vùng thái dương và hàm, gây kém ăn, mất ngủ.
Tìm vị trí đau :
-Đau khi kéo vành tai lên : Chứng tỏ có nhọt ở thành trên hoặc thành sau ống tai.
-Đau khi ấn vào nắp tai : Chứng tỏ nhọt ở thành trước ống tai.
-Rất đau khi nâng dái tai lên, hoặc đau khi ấn vào vùng ống tai : Chứng tỏ nhọt ở thành dưới ống tai.
b-Điều trị bằng huyệt:
Dán cao vuông 1cm vuông vào các huyệt sau rồi day ấn nhẹ theo chiều kim đồng hồ 18 lần làm sơ thông kinh lạc, giảm đau dần cho đến khi hết đau :
Những huyệt dùng để Thanh nhiệt, giải biểu như : Hợp Cốc, Ngoại Quan bên tai đau.
Nếu có đau lan tỏa xuống hàm, dùng thêm huyệt Giáp Xa 2 bên
Những huyệt chữa nhọt tai : Day Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong
c-Điều trị ngoại khoa :
Dùng thêm lá Hẹ, giã vắt lấy nước nhỏ vào tai và bôi vào vùng đau, có tính sát trùng làm tiêu nhọt, ngày nhỏ 3 lần.
2-VIÊM TAI GIỮA :
a-Nguyên nhân và triệu chứng :
Là bệnh thối tai, chảy mủ, sưng màng trống
Loại cấp tính :
Sốt, mệt mỏi, đau tai dữ dội từng cơn, lan ra xương chũm, đau nửa mặt, đầu và điểm đau nhiều ở tư thế nằm, mủ chảyvàng đặc lẫn máu. Rêu lưỡi vàng, mạch Huyền, Sắc, do phong nhiệt độc xâm phạm can-đởm.
Loại mãn tính :
Mủ ra thường xuyên loãng, tai ù, nghe kém, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, lưng gối mỏi đau. Rêu lưỡi ít, mạch Tế, Sác do thận hư hoặc Âm hư hỏa vượng làm viêm tai ở người lớn; hoặc do Tỳ hư ở trẻ em, thì mủ loãng, sắc mặt vàng bủng, kém ăn, chậm tiêu, đại tiệm loãng, mệt mỏi, mạch Hoãn, Nhược.
b-Điều trị bằng huyệt :
Sơ thông kinh lạc ở tai bằng huyệt : Ế Phong, Thính Cung, Thính Hội, Nhĩ Môn bên đau.
Nếu đau sau gáy và xương chũm : Dùng huyệt Phong Trì bên đau.
Thanh nhiệt giải biểu : Hợp Cốc, Ngoại Quan hai bên.
Trị ù tai, viêm tai giữa, đau đầu : Dùng huyệt Lư Tức
Trẻ em kém ăn, tỳ hư làm viêm, phải bổ Tỳ dương trên kinh Vị : Túc Tam Lý 2 bên.
3-TAI Ù :
a-Nguyên nhân và triệu chứng :
Trong tai nghe như ve kêu o,o,o,o, càng về đêm tiếng kêu càng tăng cường độ, rất khó chịu, chỉ người bệnh mới cảm thấy. Chia ra nhiều trường hợp :
-Ù tai, tiếng trầm từng lúc, có khi nghe kém là do tai giữa viêm, ứ mủ, hoặc có dị vật trong tai, ráy tai đóng cục.
-Ù tai liên tục tăng dần do vòi tai Eustachi bị tắc làm lãng tai. Thử bằng cách ngậm miệng, bịt mũi, rặn hơi mạnh mà không nghe tiếng “ục” hoặc hơi xì ra tai.
-Ù điếc đặc làm suy thần kinh thính giác do nhiễm độc nhiều lại trụ sinh dùng để chữa những bệnh khác.
-Ù tai do dị ứng, do biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh cao áp huyết, u sọ não, chấn thương đầu. Các dấu hiệu bệnh lâm sàng, đông y quy về thực chứng hay hư chứng khác nhau :
Do thực chứng : Nguyên nhân do can-đởm thuộc mộc sinh hỏa vượng hợp với đờm trọc đưa lên tai.
Do hư chứng bởi thận suy, âm hư hỏa vượng bố lên tai.
b-Điều trị bằng huyệt trường hợp thực chứng :
Khám bằng Quy Kinh Chẩn Pháp xem can-đởm có thực tà hay không, nếu bấm vào những huyệt Hành Gian, Dương Phụ đau, thì day tả hai huyệt này ở bên đau. Sau đó day ấn các huyệt ở tai 18 lần, rồi dán cao.
Để thanh nhiệt : Dùng hai huyệt Hợp Cốc, Ngoại Quan 2 bên.
Sơ thông kinh lạc : Day ấn, dán cao các huyệt : Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong.
Thông tam tiêu, tả nhiệt độc : Day ấn hay châm nặn máu Ủy Trung
Day bấm và dán cao mỗi ngày. Bệnh nhân hàng ngày dùng tay ấn vào nắp bình tai 2-3 phút
c-Điều trị bằng huyệt trường hợp hư chứng :
Do thận hư, phải bổ thận bằng huyệt Phục Lưu, Thận Du 2 bên
Thông kinh Tam Tiêu bằng day bổ thuận chiều kim đồng hồ 18 lần huyệt Ủy Trung 2 bên, và day tả nghịch chiều kim đồng hồ 6 lần huyệt Túc Tam Lý 2 bên.
Khai khiếu ra tai day bổ 18 lần thuận chiều những huyệt Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong.
4-TAI ĐIẾC :
a-Nguyên nhân
Do nhiều nguyên nhân, khi khám bằng Quy Kinh Chẩn Pháp, vê các đầu ngón tay chân tìm hư thực, để điều chỉnh sự khí hóa. Nếu nguyên nhân do hư thì day bổ 18 lần thuận chiều, nếu do thực thì tả day ngược chiều 6 lần. Những huyệt có liên quan đến tai dưới đây.
b-Điều chỉnh bằng huyệt :
Bổ thận bằng huyệt, nếu hư chứng : Thái Khê, Phục Lưu 2 bên. Có thể vuốt từ Phục Lưu lên Thái Khê 18 lần, 2 bên.
Tả nhiệt độc nếu thực chứng : Hợp Cốc, Ngoại Quan, Ủy Trung, Túc Tam Lý.
Tả phong nhiệt : Thương Dương, Trung Xung hai bên, châm nặn máu. Kim Môn, Túc Lâm Khấp. Phong Trì, Hành Gian, Phong Long.
Bổ thận khí : Thiên Lịch, Thận Du.
Khai khiếu ra tai day bổ 18 lần thuận chiều những huyệt Nhĩ Môn, Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong.
5-LÃNG TAI : (NẶNG TAI NGHE KHÔNG RÕ)
a-Nguyên nhân :
Do tắc khí huyết không thông bởi thận suy, do biến chứng của bệnh cao áp huyết, tiểu đường, do phản ứng phụ khi dùng thuốc chữa những bệnh khác.
b-Điều trị bằng huyệt :
Dùng ngón tai cái ấn vào động mạch sau tai nơi xương chũm vùng huyệt Ế Phong, ngón tay giữa ấn vào động mạch Thái Dương gần huyệt Nhĩ Môn trong 10 phút, rồi dán cao, và day ấn thêm các huyệt sau :
Nhĩ Môn, Thính Hội, Ế Phong, Phong Trì, Hiệp Khê.
Nếu các huyệt dưới đây bấm có cảm giác đau, cũng day ấn và dán cao :
Trung Chữ, Ngoại Quan, Thính Cung, Thượng Quan.
6-DỊ VẬT TRONG TAI :
Các loại côn trùng nhỏ bò vào lỗ tai như sâu, kiến…
Dùng que bông gòn tẩm tinh dầu Khuynh Diệp, Bạc Hà, Long Não, Cù Là, VickS, Salicilate… có mùi cay hăng nồng, ngoáy vào tai, côn trùng bị ngạt đứng lại hay chết, dính vào bông gòn, sẽ lấy ra được dễ dàng.
7-CHÓNG MẶT DO BỆNH Ở TRONG TAI :
Do nhiều nguyên nhân hư chứng hay khí huyết tắc nghẽn không thông, nhưng cần phải bổ để thông và tăng cường khí huyết lên tai bằng các huyệt sau ;
Bách Hội, Nội Quan, Ngoại Quan, Phong Trì, Thái Xung, Ế Phong, Thính Cung,
8-CÁCH CHỮA NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
a-Lãng tai do khí bế :
Day bổ Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong
b-Tai đỏ loét :
Tả 2 huyệt liền nhau Thúc Cốt, Kinh Cốt hai bên .
c-Điếc tai :
Bài 1 : Bổ thông Thính Cung, Thính Hội, Ế Phong, Hội Tông.
Bài 2 : Tả Thủ Lâm Khấp. Kim Môn, Hợp Cốc
Bài 3 : Bấm tả Hợp Cốc, Khúc Trì để tán phong.
Day ấn, dán cao Thính hội, Ế Phong thông khiếu.
Bài 4 : Day tả Hợp Cốc, Ngoại Quan để tả nhiệt.
Day ấn, dán cao huyệt Trung Chữ, Hoà liêu, Thính Hội, Thính Cung khai thông khi
d-Điếc và câm : Bổ Nhĩ Môn, Y Lung, Túc Ích Thông.
e-Viêm tai mãn tính : Tả các huyệt : Thận Du, Hợp Cốc, Ngoại Quan, Ế Phong Trung Chữ.
f-Nặng tai do viêm sốt cao cấp tính :
Tả các huyệt sau : Câm nặn máu Thiếu Thương, và Túc Khiếu Âm 2 bên
Day tả : Dịch Môn, Thiên Lịch, Hậu Khê.
9-ĐIỀU TRỊ BẰNG NGOẠI DƯỢC
a-Lỗ tai đau tức do bế tắc, nghe lùng bùng không rõ :
Nguyên nhân :
Do ngoại cảm tà nhiệt làm hại kinh Đởm, khiến phong hỏa nghịch xông lên tai làm đau tức tai, nghe lùng bùng không rõ, đầu, mắt xây xẩm.
Thần :
Trước khi đi ngủ 30 phút nằm tập thở thiền ở Đan Điền Tinh giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, điều chỉnh tâm-thận, mát gan.
Thân


D

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét