Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Đừng để phải vào viện ngày Tết!

Cả mùa Tết, anh Dương bận túi bụi với các buổi tiếp khách rồi ăn tất niên cùng bạn bè, đồng nghiệp. Đến ngày 29 Tết anh mất sức và phải nhập viện cấp cứu vì suy gan cấp.


Các bác sĩ tại bệnh viện đang cấp cứu cho một bệnh nhân bị suy gan cấp.
Cấp cứu đêm 30 vì rượu
Nhớ lại mùa Tết năm ngoái, anh Dương vẫn chưa hết bàng hoàng khi vợ chồng anh ăn Tết ở bệnh viện. Anh Dương kể anh luôn tự hào vì khả năng uống bia rượu của mình. Có lúc, anh còn đi uống thi bia với bạn mà vẫn không say.
Anh Dương làm giám đốc mảng tiếp thị của một công ty thực phẩm ở TPHCM có văn phòng đại diện ở Hà Nội. Kinh tế khá giả và mối quan hệ với các khách hàng cũng đông nên ngày Tết anh Dương dành thời gian chủ yếu cho việc gặp gỡ, tất niên, tổng kết với khách hàng.

Dịp Tết năm ngoái cũng không ngoại lệ, bắt đầu từ ngày rằm tháng Chạp là anh đi tiếp khách tối ngày. Đến ngày 29 Tết được nghỉ ở nhà anh bắt đầu có cảm giác mệt mỏi, vàng da. Nhưng do cận Tết anh ngại không đi viện mà chờ ăn Tết xong mới vào. 

Ai ngờ, chiều tối ngày 30 Tết, gia đình vừa chuẩn bị mâm cơm Tất niên thì anh Dương bị đau bụng dữ dội, nôn ói, sốt cao. Vợ anh Dương ra hiệu thuốc mua thuốc cho chồng nhưng đến tầm 9 giờ tối bệnh càng nặng hơn.
Vợ anh hoảng hốt gọi xe đưa chồng vào viện Bạch Mai cấp cứu. Sau đó, bác sĩ tại bệnh viện này chuyển anh sang BV Nhiệt Đới trung ương. Cả 3 ngày tết vợ chồng anh Dương ăn ở trong bệnh viện. Anh không nhớ nổi ngày đầu năm trôi đi như thế nào còn vợ anh sau này chị kể lại chưa thấy Tết năm nào dài dằng dặc như Tết đó.
Từ sau khi điều trị suy gan cấp, anh Dương dần kiêng rượu bia. Tuy nhiên, đến dịp cuối năm và tất niên thật khó để anh có thể kiêng được các loại thực phẩm này.
Rượu - sát thủ của ngày Tết
BS Nguyễn Trung Cấp - BV Nhiệt đới Trung ương cho biết cuối năm và trong Tết là thời điểm bệnh viện tiếp nhận nhiều ca cấp cứu vì suy gan nhất. Lý do là do tập quán sử dụng nhiều bia rượu vào dịp Tết của người Việt Nam. Nhiều người bị bệnh xơ gan nhưng cũng không thể kiêng nên ngày Tết nhập viện vì suy gan cấp. 
Bệnh suy gan cấp tiến triển nhanh và nếu không vào viện kịp thời bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm. Nhưng do tâm lý ngày Tết nhiều bệnh nhân không chịu đến viện và chỉ khi nào bệnh nặng họ mới vào cấp cứu.
Ngày Tết các bệnh nhân có tiền sử viêm gan, suy gan, xơ gan đều phải nói không với bia rượu nhưng nhiều bệnh nhân tự cho mình quyền phá lệ dẫn đến nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra. Viêm gan rượu là lúc gan đã bị hư hỏng. 
Các hóa chất kích hoạt viêm phá hủy tế bào gan. Theo thời gian, giống như vết sẹo và những mô nhỏ sinh ra thay thế các mô gan khỏe mạnh, ảnh hưởng đến chức năng của gan gây sẹo xơ gan không thể đảo ngược, được gọi là giai đoạn cuối của bệnh gan do rượu.
Đa số các bệnh nhân khi vào viện, bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về lịch sử sức khỏe, bao gồm cả việc sử dụng rượu mới tiến hành khám thì những bệnh nhân này đều nghiện rượu và dùng rượu thường xuyên.
Chuyện rượu bia trong ngày Tết cũng khiến nhiều người đau đầu và rước họa vào thân. Ngoài nguy cơ tai nạn đi lại thì biến chứng bệnh được các bác sĩ khuyến cáo rất nhiều nhưng năm nào vẫn có bệnh nhân nhập viện vì uống rượu. 
Bác sĩ cho biết khi uống rượu thì chỉ uống vừa phải. Nếu uống, hạn chế mình để không hơn một ly một ngày nếu là phụ nữ hoặc hai ly một ngày nếu là đàn ông. Nếu đã từng được chẩn đoán là viêm gan do rượu, không uống rượu.
Khi đang uống thuốc mà phải uống rượu thì cần kiểm tra nhãn thuốc cảnh báo về việc uống rượu. Hãy hỏi bác sĩ nếu an toàn uống rượu khi dùng thuốc theo toa. Không uống rượu nếu dùng thuốc cảnh báo về biến chứng khi kết hợp với rượu. Điều này bao gồm các thuốc giảm đau như acetaminophen.
Theo Phúc Mai - Infonet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét