Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Hội chứng chân không yên

Hội chứng này giống như tên gọi của nó, nghĩa là người bệnh có cảm giác khó chịu khi chân để yên.

Triệu chứng khó chịu này cũng có thể xảy ra ở những phần khác của cơ thể như cánh tay, đầu, cổ…
Triệu chứng mà các bệnh nhân than phiền có thể từ việc cảm thấy có nhu cầu không thể cưỡng nổi là phải nhúc nhích chân khi ngồi yên, khi đọc sách, khi ngủ... cho đến cảm giác châm chích, tê buốt ở chân.
Đặc điểm quan trọng là khi bệnh nhân cử động chân thì các triệu chứng này biến mất và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Hội chứng này khiến một số bệnh nhân không thể ngủ ban đêm mà phải đứng dậy đi tới đi lui mới thấy dễ chịu.
Nguyên nhân
Hội chứng chân không yên có thể do nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát. Với nguyên phát: bệnh thường xuất hiện trễ và từ từ, thời điểm khoảng tuổi 40-45, có thể biến mất trong vài tháng hay vài năm.
Thứ phát: nguyên nhân đầu tiên là do thiếu sắt. Nếu hội chứng này xảy ra ở trẻ em thì thường hay bị chẩn đoán nhầm với đau tăng trưởng. Có khoảng 20% bệnh nhân bị hội chứng này bị thiếu sắt. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy có khoảng 34% bệnh nhân bị hội chứng này có thiếu sắt so với chỉ 6% ở nhóm đối chứng.
Những lý do khác dẫn đến hội chứng này bao gồm bị giãn tĩnh mạch, thiếu acid folic, thiếu manhê, đau xơ cơ, ngưng thở khi ngủ, tăng urê huyết, tiểu đường, bệnh thận, bệnh thần kinh ngoại biên, Parkinson, viêm khớp dạng thấp…
Một số thuốc có thể làm hội chứng này nặng hơn hoặc gây ra hội chứng này như: thuốc chống nôn ói, các thuốc kháng histamine, đặc biệt là các loại không cần kê toa thuốc cho các bệnh cảm lạnh, thuốc ức chế trầm cảm, các thuốc tâm thần hoặc một số thuốc chống co giật, thuốc hạ đường huyết, các thuốc chống trầm cảm, các thuốc giải thuốc phiện, thuốc an thần kinh
Yếu tố gen hay yếu tố gia đình: hơn 60% người bị hội chứng này có yếu tố gia đình. Một số gen đã được xác minh là có liên quan đến hội chứng chân không yên dù người ta vẫn chưa hiểu rõ cơ chế gây ra.
Chẩn đoán
Không có tiêu chuẩn hay xét nghiệm nào chẩn đoán chính xác bệnh này. Tuy nhiên có bốn tiêu chuẩn sau đây:
- Triệu chứng chủ yếu xảy ra vào ban đêm và ít khi xảy ra hoặc xảy ra nhưng chỉ bị nhẹ vào buổi sáng.
- Bệnh nhân có nhu cầu bắt buộc phải cử động chân hoặc tay kèm theo triệu chứng đau, rát bỏng, châm chích hoặc cảm giác khó chịu khác.
- Cảm giác khó chịu xuất hiện sau một thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt vào ban đêm.
- Khi cử động chân hay tay sẽ làm giảm ngay triệu chứng khó chịu ở chân hay tay.
Điều trị
Việc điều trị bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân khi có thể phát hiện được nguyên nhân.
Việc điều trị triệu chứng có thể dùng nhiều loại thuốc khác nhau như thuốc đồng vận dopamine, một số thuốc chống co giật, thuốc phiện, thuốc an thần…
Việc chỉ định dùng thuốc và theo dõi phải do bác sĩ điều trị. Điều cần lưu ý là các bệnh nhân nên được tầm soát lượng sắt trong máu để xem có phải là nguyên nhân gây ra hội chứng này hay không.
BS Tăng Hà Nam Anh - Tuổi trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét