Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Để làn da luôn đẹp mịn màng

Chăm sóc da là một trong những khâu rất quan trọng để phụ nữ luôn có một vẻ ngoài tươi trẻ

Tuy nhiên, nhiều bạn gái tỏ ra băn khoăn vì không biết nên bắt đầu công việc này từ đâu và làm như thế nào là đúng nhất. Dưới đây là vài mẹo nhỏ giúp bạn có một khuôn mặt rạng ngời...
Sử dụng kem giữ ẩm quanh vùng mắt hằng ngày
Để có được hiệu quả tốt nhất, hãy tìm một loại mỹ phẩm đặc biệt chuyên dùng cho vùng mắt. Kem dùng cho vùng mắt phải chứa những thành phần giữ ẩm với liều lượng vừa phải, bảo vệ vùng da quanh mắt luôn được mịn màng. Các loại kem dành cho vùng mắt có chứa chất chống oxy hóa, ngăn ngừa sự lão hóa và chống lại tia tử ngoại.
Làm se lỗ chân lông
Những lỗ chân lông lớn trên mặt khiến làn da của bạn kém phần mịn màng. Lỗ chân lông to có thể do tình trạng bị mất nước hoặc chất nhờn tiết ra quá mức. Bạn hãy thu nhỏ chúng bằng các loại toner (dung dịch săn da), chẳng hạn nước hoa hồng. Tuy nhiên, bạn cần thử trước khi sử dụng xem loại nước đó có phù hợp với da không.
Khắc phục “vết xỉn” trên da mặt
Những vết mờ xỉn trên da mặt bị gây ra bởi sự tắc nghẽn tuyến bã nhờn. Sử dụng loại mỹ phẩm có chứa salicylic hoặc beta-hydroxy acid (BHA), những vết xỉn này sẽ được làm sạch.
Cung cấp vitamin cho da
Vitamin có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự khỏe mạnh cho làn da. Nếu cơ thể thiếu vitamin thì làn da bạn sẽ là nơi sớm biểu hiện điều đó nhất.
- Thiếu vitamin A (có trong cà rốt, bơ, trứng): da sẽ bị khô, nứt nẻ, xuất hiện những vết nhăn.
- Thiếu vitamin B3 (chủ yếu trong thịt, rau quả): gây ra chứng phát ban trên da.
- Thiếu vitamin B2 (có trong sữa, trứng): gây viêm lưỡi, rụng tóc.
- Thiếu vitamin B6 (có trong gạo, cá, thịt): gây viêm da, đau lưỡi.
- Thiếu vitamin B9: da sẽ nhợt nhạt, nghiêm trọng hơn là bệnh thiếu máu.
- Thiếu vitamin B12: da sẽ tái xanh, lưỡi bị đau.
- Thiếu vitamin C (có trong cam, quít, chanh, bưởi...): cơ thể mỏi, nướu răng bị chảy máu.
- Thiếu vitamin D (có trong dầu cá, bơ, mỡ động vật): dẫn đến những vấn đề về xương cho trẻ em và phụ nữ có thai.
- Thiếu vitamin E, A và C, da sẽ mất đi sự mịn màng, tươi trẻ.
Các loại bệnh về da cần tránh
Bạn cần phân biệt giữa những nhược điểm vô hại và các dấu hiệu nguy hiểm trên da để biết cách tự điều trị hay phải nhờ đến bác sĩ. Không phải tình trạng nào của da cũng chỉ ra căn bệnh, đôi khi bệnh còn có nguy cơ tiềm ẩn.
Bệnh nhẹ
- Ngứa, nổi chàm, mẩn đỏ.
- Ghẻ ngứa, đặc biệt vào ban đêm.
- Chấy và trứng chấy trên da đầu.
- Mụn nổi trên mặt, cổ và lưng.
- Bị lở quanh miệng, đặc biệt là trẻ em.
- Xuất hiện nấm ở những vùng da ẩm và tối.
- Mụn cóc, do một loại virút gây ra.
- Mụn giộp.
- Các nốt đốt do côn trùng.
Các triệu chứng cần được giám sát
Tàn nhang trên mặt và lưng sau khi cơ thể phơi nắng mặt trời.
Các nốt ruồi, dĩ nhiên bạn cần để mắt đến chúng.
Đến bác sĩ
Trong trường hợp vùng da xuất hiện u nhọt, ngứa, dễ chảy máu và ngày càng lan rộng, rìa mép vùng da không đều và sẫm màu, cần đến bác sĩ để được chữa trị càng sớm càng tốt.
Theo Hương Giang - ĐH Y Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét