Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Bệnh gây nguy hiểm cho trẻ khi trời lạnh tăng cường

Trong những ngày cận Tết, không khí lạnh tăng cường cùng những diễn biến thất thường của thời tiết càng khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh.

Không khí lạnh tăng cường trong những ngày giáp Tết cộng với lịch sinh hoạt, thực phẩm thay đổi khiến sức đề kháng của trẻ giảm rõ rệt. Với những trẻ có sức khỏe yếu, thường rất dễ mắc một số bệnh phổ biến như bệnh về đường hô hấp, bệnh về da, bệnh về đường tiêu hóa...
ThS.BS Định Thạc, BV Nhi Đồng 1 cảnh báo cha mẹ một số căn bệnh nguy hiểm trẻ có thể mắc khi trời lạnh:
1. Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất với các bệnh phổ biến như bệnh cúm ở trẻ em, viêm mũi xuất tiết, viêm họng cấp, viêm VA (viết tắt của chữ Vegetation Adenoide - một tổ chức hạch bạch huyết vùng mũi họng), viêm A mi đan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang...
Những bệnh này tuy đơn giản và dễ phát hiện, nếu không được chăm sóc thích hợp cũng có thể gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ như gây thở khó, hạn chế việc ăn uống hoặc bú mẹ, đôi khi có thể làm nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm đến tính mạng.
2. Hen phế quản
Với trẻ đã có tiền căn mắc bệnh hen phế quản (thường gọi là suyễn), vào mùa lạnh bệnh càng dễ tái phát và càng trở nên nghiêm trọng, nhiều trường hợp trẻ bị suyễn phải đi cấp cứu khiến cha mẹ rất lo lắng.
Bởi vì trẻ bị bệnh hen phế quản/suyễn, thời tiết chuyển lạnh vừa là nguyên nhân trực tiếp vừa là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ dễ lên cơn co thắt phế quản gây khó thở dữ dội, thiếu ôxy trầm trọng.
Đặc biệt, những trẻ đã có sẵn các bệnh mạn tính như viêm phế quản mạn, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, trẻ bị suy dinh dưỡng mạn tính, trẻ bị mắc các bệnh lý tim mạch bẩm sinh... thường bị mắc bệnh nặng hơn và dễ bị những biến chứng nặng nề hơn so với những trẻ bình thường khác.
Những trẻ này phụ huynh cần tích cực chăm sóc và chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất khả năng nhiễm bệnh của trẻ.
3. Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy có thể là tiêu chảy thông thường (trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc phân sệt 1 - 2 lần so với ngày thường) và cũng có thể là tiêu chảy cấp (trẻ đi tiêu phân lỏng toàn nước trên 3 lần trong vòng 24h). Bệnh tiêu chảy cấp có thể do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm vi rút đường ruột, đặc biệt là vi rút Rôta.
Bệnh tiêu chảy do vi rút Rôta chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại tiêu chảy mùa lạnh ở trẻ em. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
4. Bệnh về da
Theo ThS.BS Đinh Thạc, vào mùa lạnh với khí hậu lạnh ẩm và khô làm một số bệnh về da của trẻ cũng dễ xuất hiện, tái phát nhiều lần như bệnh chàm (còn gọi là Eczema), nổi mày đay... Đây là những căn bệnh gây rất nhiều "phiền toái" cho trẻ như gây ngứa ngáy, trẻ khó chịu hay quấy khóc và gãi chỗ ngứa rất nhiều làm chảy máu, rất dễ bị nhiễm trùng da.
Theo An Nguyên  - Gia đình Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét