Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

3 loại đau đầu thường gặp

Ngoài những thuốc giảm đau thông thường bạn có thể tự sử dụng vừa nêu, đối với từng nguyên nhân gây đau đầu cụ thể, bạn phải tuân thủ việc dùng thuốc đặc trị theo chỉ định của bác sĩ.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đau nửa đầu
Đây là một dạng đau đầu rất đặc biệt, chiếm khoảng 10% dân số (tỷ lệ mắc ở nữ cao gấp 3 lần nam), chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên với từng cơn kéo dài 2 - 4 giờ (cũng có thể 1 - 2 ngày). Cơn đau chỉ khu trú ở một nửa đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập, bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng.
+ Ergotamin tartrat - viên ngậm dưới lưỡi ngay từ khi có biểu hiện tiền triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tăng nhẹ huyết áp, thận trọng khi sử dụng cho người bị bệnh tim mạch, đau thượng vị, ảnh hưởng tới gan, thận.
+ Nhóm triptan: Sử dụng thuốc trong trường hợp những thuốc vừa nêu không có tác dụng. Thuốc giup điều hòa lại tính co giãn của mạch máu não, làm giảm cơn đau đầu. Tác dụng phụ của thuốc cũng khá nhiều như: phản ứng tại chỗ, ù tai, chóng mặt, tức ngực, buồn nôn, nôn, ngủ gà, khó tiêu... Không dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch, phụ nữ có thai.
+ Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các thuốc điều trị dự phòng như dihydroergotamin; thuốc chẹn b (propranolol), chẹn calci (flunanizin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng; thuốc chống co giật để đề phòng những biến chứng của các cơn đau đầu.
Đau đầu do căng thẳng
Là loại đau đầu mang tính chu kỳ thường kéo dài tới hai tuần/ tháng hoặc 6 tháng/năm. Nguyên nhân thường là do căng thẳng tâm lý, các cơ vùng cổ vai gáy căng cứng.
+ Các thuốc giãn cơ vân, có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Dùng sau bữa ăn, thận trọng cho người có bệnh lý dạ dày tá tràng, trẻ em và người già. Không dùng cho bệnh nhân có bệnh nhược cơ.
+ Các thuốc trấn an thần kinh như diazepam, sulpiride… Các thuốc này không nên dùng kéo dài vì có thể gây lệ thuộc vào thuốc.
+ Các thuốc tăng tuần hoàn não như piracetam, vinpocetin...
Đau đầu do thần kinh
Hay gặp nhất là đau dây thần kinh V và đau dây thần kinh chẩm. Bệnh nhân thường đau chói hoặc liên tục ở nửa sau một bên đầu, cũng có khi đau cả hai bên vùng chẩm gáy. Đau từ chân tóc phía sau lan lên đường nối qua hai tai. Các cử động như cúi, quay đầu, ngửa đầu làm đau đầu tăng lên.
+ Các thuốc giãn cơ vân.
+ Thuốc giảm đau thần kinh như gabapentine. Đây chính là các thuốc chống co giật, nhưng có tác dụng giảm đau trong các trường hợp có đau thần kinh. Lưu ý: Thuốc có thể chóng mặt, choáng váng sau khi uống.
Theo Thu Trang - Sức khỏe gia đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét