Thời tiết nóng-lạnh bất thường của mùa đông ở miền Bắc khiến sức đề kháng bị suy giảm và dễ bị dị ứng hơn hẳn.
Nguyên nhân gây ra dị ứng
Có nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng như dị ứng nóng, lạnh, hoặc dị ứng với khói, bụi bẩn hay đồ ăn thức uống. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa như nhà cửa không thông thoáng, ẩm mốc cũng có thể gây ra dị ứng. Vào đến mùa đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm xuống thấp, khiến da dễ bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ, khiến da dễ bị kích ứng, nhất là những người có da khô hoặc nhạy cảm.
Thêm một nguyên nhân nữa là những máy sưởi hay máy điều hoà vào mùa đông không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến nấm mốc, bụi bẩn phát triển - một trong những nguyên nhân gây ra dị ứng.
Những biểu hiện của dị ứng
Biểu hiện chung nhất của những người người bị dị ứng đó là trên da xuất hiện những vết mẩn đỏ ngứa ngáy, khi đưa tay gãi theo phản xạ tự nhiên thì những vết mẩn đó càng lan rộng hơn thành từng đám trên cơ thể.
Tuỳ vào từng cơ địa, có người chỉ bị nổi thành từng mảng nhỏ nhưng có những người bị nổi sần thành các mảng rất to. Nếu không chú ý bệnh càng nặng hơn, nếu gãi quá nhiều sẽ gây ra xây xát, nhiễm trùng và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh trở nặng.
Cách chăm sóc cơ thể khi bị dị ứng
- Khi trên da xuất hiện những vết phát ban đỏ, cần bình tĩnh và tránh gãi, chà xát quá nhiều khiến dị ứng lan rộng hơn và để lại sẹo sau này. Tắm bằng nước ấm nhẹ nhàng, tránh nước nóng quá hoặc lạnh quá.
- Với những người đang bị bệnh thì khi ra ngoài đường nên mặc đủ ấm, tránh để cơ thể tiếp xúc với gió lạnh. Che chắn cẩn thận vùng đầu, cổ, mặt, tay, chân…
- Uống nhiều nước để giữ ẩm cho da vì da khô cũng là nguyên nhân gây ra ngứa và không gãi nhiều vào vùng da đang bị ngứa.
- Nên chủ động quan sát và nắm rõ nguyên nhân gây ra dị ứng là do thời tiết thay đổi đột ngột hay do các các yếu tố khác.
- Nếu bệnh kéo dài dai dẳng không khỏi, không nên tự ý chữa hay mua thuốc về uống. Nên gặp những bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và cho lời khuyên.
Phòng chống dị ứng vào mùa đông
- Giữ nhà cửa sạch sẽ để tránh nấm mốc, bụi bẩn, vệ sinh chăn ga, gối đệm thường xuyên và cả những khu vực như nhà bếp, nhà vệ sinh.
- Tập thể dục, thể thao và ăn uống đủ chất để tăng sức đề khoáng cho cơ thể.
- Uống đủ 2 - 2,5l nước/ngày để da có đủ độ ẩm.
- Chú ý vệ sinh máy sưởi hoặc máy điều hoà vì đó là nơi lưu trữ nhiều nấm mốc, bụi bẩn và vi khuẩn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng như dị ứng nóng, lạnh, hoặc dị ứng với khói, bụi bẩn hay đồ ăn thức uống. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác nữa như nhà cửa không thông thoáng, ẩm mốc cũng có thể gây ra dị ứng. Vào đến mùa đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm xuống thấp, khiến da dễ bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ, khiến da dễ bị kích ứng, nhất là những người có da khô hoặc nhạy cảm.
Thêm một nguyên nhân nữa là những máy sưởi hay máy điều hoà vào mùa đông không được vệ sinh sạch sẽ có thể khiến nấm mốc, bụi bẩn phát triển - một trong những nguyên nhân gây ra dị ứng.
Những biểu hiện của dị ứng
Biểu hiện chung nhất của những người người bị dị ứng đó là trên da xuất hiện những vết mẩn đỏ ngứa ngáy, khi đưa tay gãi theo phản xạ tự nhiên thì những vết mẩn đó càng lan rộng hơn thành từng đám trên cơ thể.
Tuỳ vào từng cơ địa, có người chỉ bị nổi thành từng mảng nhỏ nhưng có những người bị nổi sần thành các mảng rất to. Nếu không chú ý bệnh càng nặng hơn, nếu gãi quá nhiều sẽ gây ra xây xát, nhiễm trùng và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh trở nặng.
- Khi trên da xuất hiện những vết phát ban đỏ, cần bình tĩnh và tránh gãi, chà xát quá nhiều khiến dị ứng lan rộng hơn và để lại sẹo sau này. Tắm bằng nước ấm nhẹ nhàng, tránh nước nóng quá hoặc lạnh quá.
- Với những người đang bị bệnh thì khi ra ngoài đường nên mặc đủ ấm, tránh để cơ thể tiếp xúc với gió lạnh. Che chắn cẩn thận vùng đầu, cổ, mặt, tay, chân…
- Uống nhiều nước để giữ ẩm cho da vì da khô cũng là nguyên nhân gây ra ngứa và không gãi nhiều vào vùng da đang bị ngứa.
- Nên chủ động quan sát và nắm rõ nguyên nhân gây ra dị ứng là do thời tiết thay đổi đột ngột hay do các các yếu tố khác.
- Nếu bệnh kéo dài dai dẳng không khỏi, không nên tự ý chữa hay mua thuốc về uống. Nên gặp những bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và cho lời khuyên.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ để tránh nấm mốc, bụi bẩn, vệ sinh chăn ga, gối đệm thường xuyên và cả những khu vực như nhà bếp, nhà vệ sinh.
- Tập thể dục, thể thao và ăn uống đủ chất để tăng sức đề khoáng cho cơ thể.
- Uống đủ 2 - 2,5l nước/ngày để da có đủ độ ẩm.
- Chú ý vệ sinh máy sưởi hoặc máy điều hoà vì đó là nơi lưu trữ nhiều nấm mốc, bụi bẩn và vi khuẩn.
Theo Nhi Trần - Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét