Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Vi rút HPV - “tưởng lạ mà quen”

Vi rút Human papillomavirus, gọi tắt là vi rút HPV, có thể là một cái tên khá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng thực chất, đây chính là một loại vi rút nguy hiểm gây u nhú ở người, là “kẻ thù” rất quen thuộc ở cả hai giới, cũng là nguyên nhân gây nhiều bệnh lý tình dục và sinh sản nghiêm trọng ở nam và nữ. Khoa học cho thấy, 75% cả hai giới đều có khả năng lây nhiễm vi rút này một lần trong đời.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Hẳn không ai không biết căn bệnh ung thư vú - được mệnh danh là kẻ thù số 1 cho sức khỏe của người phụ nữ. Tuy nhiên, một căn bệnh khác, ung thư cổ tử cung (UTCTC), sát thủ “thứ nhì” chỉ ngay sau ung thư vú, bắt nguồn từ việc lây nhiễm vi rút HPV thì lại chưa được phổ biến rộng rãi trong đại đa số người dân Việt Nam, đặc biệt là với phụ nữ ở tuổi trưởng thành. Trong khi đó, đây lại là căn bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi 30-45, một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ với nhiều thiên chức lớn lao: làm vợ, làm mẹ, là người chăm sóc gia đình.
Ảnh minh họa
So với ung thư vú, những con số thống kê về UTCTC trên thế giới và ở Việt Nam hẳn cũng khiến cho không ít người giật mình. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết vì căn bệnh UTCTC. Còn tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 6.000 trường hợp UTCTC mới phát hiện và khoảng 3.000 trường hợp tử vong do căn bệnh này.

Còn “nguyên tem” vẫn có nguy cơ lây nhiễm

Sự nguy hiểm của vi rút HPV không chỉ nằm trong nguy cơ gây các bệnh lý nguy hiểm, màcòn ở khả năng lây nhiễm dễ dàng qua đường quan hệ tình dục. Ngoài đườngâm đạohoặchậu môn qua quan hệ thông thường, vi rút HPV còn có thể lây lan chỉ qua tiếp xúc da ở vùng sinh dục hoặc qua đường tay với cơ quan sinh dục.
Chưa kể, vi rút HPV không chỉ tồn tại ở nữ giới, mà cũng dễ dàng lây nhiễm qua nam giới, đặc biệt qua việc quan hệ bằng đường miệng gây các bệnh ung thư vòm họng hay sùi mào gà sinh dục. Ngay cả bao cao su cũng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng lây nhiễm vi rút này. Đây chính là nguyên nhân lý giải tại sao giữa nam và nữ dù chưa thực sự “vượt rào” mà vẫn bị nhiễm loại vi rút này.
Cho dù hai bạn không thực sự quan hệ thì bạn trai bạn vẫn có thể truyền vi rút HPV cho bạn. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm, người phụ nữ có thể hoàn toàn không nhận thấy bất kỳ vấn đề đáng báo động nào về sức khỏe, do đó không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa hay tầm soát ung thư định kỳ.

Nguy hiểm hơn, bên cạnh UTCTC, loại vi rút này còn là mầm mống khởi nguồn của bệnh ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, sùi mào gà sinh dục và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác của nữ giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ sinh sản và hạnh phúc tương lai của mỗi người phụ nữ. Dễ dàng ngăn chặn từ sớm bằng nhiều biện pháp

Khác với nhiều bệnh nan y khác, UTCTC, ung thư âm hộ, âm đạo, và các bệnh lý khác có liên quan với vi rút HPV có thể chủ động ngăn ngừa từ sớm nếu tìm đến biện pháp phòng ngừa phù hợp, bao gồm khám phụ khoa hàng năm và làm xét nghiệm Pap định kỳ theo khuyến cáo, có một chế độ sống lành mạnh, thực hiện tình dục an toàn, và đặc biệt là dự phòng bằng tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV.
49% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng nghe về vi rút HPV nhưng lại chỉ có… 4% đã tiêm vắc xin ngừa loại vi rút này! - Kết quả khảo sát bởi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương (Ảnh minh họa)
Từ năm 2008, Bộ Y Tế Việt Nam đã cho lưu hành vắcxin ngăn ngừa vi rút HPV, giúp phòng ngừa hiệu quả 4 chủng vi rút HPV gây bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất (6, 11, 16, 18), gây ra các bệnh UTCTC, ung thư âm hộ, âm đạo, sùi mào gà sinh dục và nhiều căn bệnh liên quan khác.
Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo và công nhận vắcxin ngừa vi rút HPV là một trong những giải pháp an toàn, thuận tiện, tiết kiệm thời gian, góp phần giúp một nửa thế giới có thể chủ động tự ngăn ngừa các nguy cơ xảy đến cho sức khoẻ sinh sản của họ. Hiện nay, đối tượng được phép tiêm ngừa vắcxin ngừa 4 chủng vi rút HPV gây bệnh phổ biến và nguy hiểm ở Việt Nam là từ bé gái và phụ nữ từ 9 tới 26 tuổi.
Không chỉ cần thiết với phụ nữ trưởng thành, với các em gái mới lớn, việc tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV từ sớm (từ 9 tuổi trở lên) lại càng cần thiết hơn, vì lúc này các em chưa có “quan hệ”, chưa phải đối mặt nguy cơ lây nhiễm các chủng vi rút khác nhau thì hiệu quả dự phòng của vắc xin sẽ càng tốt hơn. Chỉ với 3 mũi vắcxin trong vòng 6 tháng, người phụ nữ sẽ có thể đặt thêm một viên gạch bảo vệ cho tương lai cho chính mình và cho tất cả những người phụ nữ mà mình yêu thương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét