Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Ứng dụng Học thuyết ngũ hành trong y học

Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát, quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý của các tạng phủ; để chẩn đoán bệnh tật; để tìm tính năng và tác dụng thuốc và để tiến hành công tác bào chế thuốc.

I . Định nghĩa
Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.
Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát, quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý của các tạng phủ; để chẩn đoán bệnh tật; để tìm tính năng và tác dụng thuốc và để tiến hành công tác bào chế thuốc.
II. Nội dung của học thuyết ngũ hành
1. Ngũ hành là gì?
Người xưa thấy có 5 loại vật chính: kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất). Và đem các hiện tượng trong thiên nhiên và trong cơ thể con người xếp theo 5 loại vật chất gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hoá của các vật chất trong thiên nhiên và của phủ tạng trong cơ thể.
2. Sự quy loại ngũ hành trong thiên nhiên và cơ thể con người
 
Hiện tượng
Ngũ hành
Mộc
Hoả
Thổ
Kim
Thuỷ
Vật chất
Gỗ, cây
Lửa
Đất
Kim loại
Nước
Màu sắc
Xanh
Đỏ
Vàng
Trắng
Đen
Vị
Chua
Đắng
Ngọt
Cay
Mặn
Mùa
Xuân
Hạ
Cuối hạ
Thu
Đông
Phương
Đông
Nam
Trung ương
Tây
Bắc
Tạng
Can
Tâm
Tỳ
Phế
Thận
Phủ
Đớm
Tiểu đường
Vị
Đại trường
Bàng quang
Ngũ thể
Cân
Mạch
Thịt
Da lông
Xương tuỷ
Ngũ quan
Mắt
Lưỡi
Miệng
Mũi
Tai
Tình chí
Giận
Mừng
Lo
Buồn
Sợ
 
3. Các quy luật hoạt động của ngũ hành
 
Sơ đồ Quan hệ tương sinh, tương khắc. (nguồn-internet)
 
a) Trong điều kiện bình thường hay sinh lý: vật chất trong thiên nhiên và các hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sinh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia).
b) Quy luật tương sinh: mộc đốt cháy sinh ra lửa (hoả); lửa thiêu mọi vật thành tro bụi, thành đất (thổ); trong lòng đất sinh kim loại (kim), là thể rắn chắc;  thể rắn chắc sinh thể lỏng nước (thủy); có nước sinh ra cây cối (mộc). Như vậy; mộc sinh hoả, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.
c) Quy luật tương khắc: Mộc khắc thổ như rễ cây ăn sâu vào lòng đất, thổ khắc thủy như đắp đê, đắp đất trị thủy ngăn sông; thủy khắc hỏa để chữa cháy; hoả khắc kim để nấu kim loại, kim khắc mộc dùng dụng cụ kim loại để cưa, chặt gỗ.
Trong cơ thể con người: can mộc khắc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thuỷ khắc tâm hoả; tâm hoả khắc phế kim; phế kim khắc can mộc.
Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý, có hiện tượng hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia quá mạnh gọi là tương thừa hoặc hàn nọ, tạng nọ không khắc được hành kia, tạng kia gọi là tương vũ.
Thí dụ về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ qúa mạnh sẽ gây hiện tượng đau dạ dày, ỉa chảy do thần kinh, khi chữa phải bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ).
Thí dụ về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ không khắc được thận thủy sẽ gây ứ nước như trong bệnh ỉa chảy kéo dài gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ (nâng cao sự hoạt động của tỳ) và lợi niệu (để làm mất phù thũng).
III. Ứng dụng trong y học
1. Về quan hệ sinh lý 
Sự sắp xếp các tạng phủ theo ngũ hành và liên quan của chúng đến ngũ vị, ngũ sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về tình chí giúp cho ta học về các hiện tượng sinh lý, các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ:
Thí dụ: Can có quan hệ biểu lý với đởm, chủ về cân, khai khiếu ra mắt, tính thích điều đạt uất kết gây giận dữ…
2. Về quan hệ bệnh lý
Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay một phủ nào, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp.
Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở 1 tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau:
Chính tà: do bản thân tạng phủ ấy có bệnh.
Hư tà: do tạng trước nó gây ra bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ con truyền sang mẹ.
Vi tà: do tạng khắc tạng đó mà gây ra bệnh (tương thừa).
Tặc tà: do tạng đó không khắc được tạng khác mà gây ra bệnh (tương vũ).
Thí dụ: mất ngủ là một chứng bệnh của tâm có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau và cách chữa cũng khác nhau.
• Chính tà: bản thân tạng tâm gây ra mất ngủ: như thiếu máu không nuôi dưỡng tâm thần. Khi chữa bệnh phải bổ huyết an thần.
• Hư tà: do tạng can gây bệnh cho tâm như cao huyết áp gây mất ngủ. Khi chữa phải bình can (hạ huyết áp) an thần.
• Thực tà: do tạng bị hư, không nuôi dưỡng được tâm thần. Khi chữa phải kiện tỳ an thần
• Vi tà:  do thận âm hư không khắc được tâm hoả gây mất ngủ. Khi chữa phải bổ âm an thần.
• Tặc tà: do phế âm hư ảnh hưởng đến tâm huyết gây mất ngủ. Khi chữa phải bổ phế âm an thần.
3. Về chẩn đoán học
Căn cứ vào những triệu chứng về ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, thể chất để tìm bệnh thuộc các tạng phủ liên quan.
a) Ngũ sắc: sắc vàng bệnh thuộc tỳ; sắc trắng bệnh thuộc phế; sắc xanh bệnh thuộc can; sắc đen bệnh thuộc thận.
b) Ngũ chí: giận dữ, cáu gắt bệnh ở can, sợ hãi bệnh ở thận, huyên thuyên bệnh ở tâm; lo nghĩ bệnh ở tỳ; buồn rầu bệnh ở phế.
c) Ngũ khiếu và ngũ thể: bệnh ở can: tay chân co quắp thuộc bệnh ở can; bệnh ở mũi; viêm mũi dị ứng, chảy máu cam vv… thuộc bệnh phế; bệnh ở miệng: ăn kém, loét miệng vv… thuộc bệnh tỳ vị; bệnh ở mạch: mạch hư, nhỏ vv… thuộc bệnh tâm; bệnh ở xương tủy: chậm biết đi, chậm mọc răng vv… thuộc bệnh thận.
4. Về điều thị học
Đề ra nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.
Thí dụ: bệnh phế khí hư, phế lao… phải kiện tỳ vì tỳ thổ sinh phế kim (hư thì bổ mẹ).
Bệnh cao huyết áp do can dương thịnh phải chữa vào tâm: (an thần) vì can mộc sinh tâm hoả (thực thì tả con).
Châm cứu: trong châm cứu người ta tìm ra loại huyệt ngũ du.
Tùy kinh âm, kim dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh; giữa hai kinh âm dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc.
Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khí đi trong đường kinh như dòng nước chảy:
Huyệt hợp: nơi kinh khí đi vào
Huyệt kinh: nơi kinh khí đi qua
Huyệt du: nơi kinh khí dồn lại
Huyệt huỳnh: nơi kinh khí chảy xiết
Huyệt tỉnh: nơi kinh khí đi ra
Sơ đồ sắp xếp các huyệt ngũ du liên quan đến tương sinh, tương khắc của ngũ hành như sau:
 
Kinh
Loại huyệt ngũ du
Tĩnh
Huỳnh
Du
Kinh
Hợp
Dương
Kim
Thủy
Mộc
Hỏa
Thổ
Âm
Mộc
Hoả
Thổ
Kim
Thủy
 
Khi sử dụng huyệt ngũ du để chữa bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyên tắc hư thì bổ mẹ, thực thì tả con (cách vận dụng ngũ du huyệt sẽ nói kỹ ở phần châm cứu).
5. Về thuốc
Người ta tìm kiếm và xét các tác dụng của thuốc đối với bệnh tật các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị, sắc với tạng phủ.
Vị chua, màu xanh vào can
Vị đắng, màu đỏ vào can
Vị ngọt, màu vàng vào can
Vị cay, màu trắng vào can
Vị mặn, màu đen vào can
Người ta còn vận dụng ngũ vị để bào chế làm vị thuốc thay đổi tính năng và  tác dụng cho đi vào các tạng phủ theo yêu cầu chữa bệnh: sao với dấm cho vị thuốc vào can; sao với muối cho vị thuốc vào thận; sao với đường cho vị thuốc vào tỳ; sao với gừng cho vị thuốc vào phế vv…
Theo yduocvn.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét