Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Chẩn đoán bệnh qua nhiệt độ của bàn tay

Độ ấm bàn tay của người bình thường bằng với nhiệt độ ở vùng mặt, phần tay phát sốt hoặc phát lạnh đều là do sức khỏe không tốt.
 

 
Nếu lòng bàn tay nóng, đó là biểu hiện ban đầu của chứng nóng nhiệt, can vị không điều hòa, thường xuyên mất ngủ, hay nằm mộng, tâm phiền não, miệng lưỡi đắng, ho đàm cao huyết áp, bệnh tiểu đường, mắc chứng âm hư lao nhiệt ( nóng, bứt rứt trong người)… Nếu mu bàn tay nóng hơn lòng bàn tay, đấy là dấu hiệu cho biết thời kỳ cấp tính của chứng viêm và phát sốt; nhiệt độ bàn tay cao hơn lòng bàn tay, đa phần là do mỡ trong máu hoặc huyết áp cao; bàn tay nóng đỏ là do máu nóng hay bị chứng viêm.

Khi nhiệt độ lòng bàn tay thấp hơn nhiệt độ cả bàn tay và phần mặt, đó là do chức năng của tim không tốt hoặc suy kiệt, Đông y gọi là tâm dương suy vi; nếu cả bàn tay phát lạnh là do dương hư hay khí huyết hư, có thể thấy tì thận dương hư, chức năng tuyến giáp trạng hạ thấp, tuần hoàn gặp trở ngại, kinh mạch vận hành không thông, dễ bị lao lực, cảm mạo, hồi hộp, kinh nguyệt không đều… Người bệnh sốt cao mà tay lại lạnh là triệu chứng nguy hiểm có thể dẫn đến hôn mê; nếu người mắc bệnh đã lâu, đột nhiên tay lạnh tức có triệu chứng không qua khỏi cơn nguy kịch, có nguy cơ tử vong.
Nếu xuất hiện hiện tượng nóng lạnh đan xen  như một tay nóng, một tay lạnh, hoặc các ngón tay nóng mà bàn tay lại lạnh là do âm dương trong cơ thể không điều hòa. Người mắc chứng nóng lạnh đan xen ở bàn tay thường sợ nóng vào những ngày nóng và sợ lạnh vào những ngày lạnh; những thức ăn nóng dễ thượng hỏa, cơ thể không chịu được những thức ăn lạnh; thường xuyên cảm thấy tâm phiền loạn, mất ngủ, dễ thấy các hiện tượng chân tay lạnh hoặc nội tiết không điều hòa…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét