Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

BIỂU HIỆN BỆNH QUA HÌNH DÁNG NGÓN TAY

Người ta thường nói: Mười ngón tay nối liền với tim, quả thực ngón tay của chúng ta có liên hệ rất mật thiết với lục phủ ngũ tạng trong người. 12 kinh lạc trong cơ thể người đã có 6 đường thông đến đầu ngón tay. Vì thế, nếu quan sát tỉ mỉ đặc điểm hình dáng của đầu ngón tay, chúng ta có thể biết được tình trạng sức khỏe của các bộ phận tương ứng với nó.

 
Ngón cái cho biết tình trạng sức khỏe của phổi và tỳ

Ngón cái là nơi mà phế kinh đi qua, nó phản ánh được tình trạng sức khỏe của phổi và tỳ. Đầu ngón cái cứng cáp, vun tròn, tràn đầy sức sống, độ dài đạt đến giữa đốt thứ ba của ngón trỏ và độ dài của hai đốt ngón cái bằng nhau mới được xem là tốt.
Nếu ngón cái quá cứng, chứng tỏ can hỏa trong người quá thịnh, dễ sinh cáu gắt; người có ngón cái quá bằng phẳng, ốm yếu, thông thường cơ thể cũng khá suy nhược, thể chất kém, về mặt tính cách thì thần kinh quá nhạy cảm, làm việc thiếu tính nhẫn nại; người có ngón cái ngắn hơn so với người bình thường, hơn nữa lại thẳng cứng, khó ưỡn cong, rất có khả năng người đó bị cao huyết áp và bệnh tim.
Từ ngón cái có thể đoán biết được sự yếu hay mạnh về chức năng hô hấp của cơ thể. Nếu ngón cái khá ốm yếu, hơn nữa trên to dưới nhỏ, chứng tỏ chức năng hô hấp kém, vì thế cơ thể cũng ốm yếu; nếu giữa đốt ngón tay có lằn ngang, đó là do chức năng hô hấp của người đó cũng khá kém, lằn ngang càng nhiều chức năng hô hấp càng tệ. Ngoài ra nếu các lằn ngang trên đỉnh đầu ngón cái quá phức tạp, sẽ rất dễ phát sinh các chứng bệnh về tim. Nếu xuất hiện gân xanh trên đỉnh khớp xương ngón cái (tĩnh mạch gồ lên), thì rất dễ phát sinh bệnh sơ cứng động mạch, bệnh tim…
Ngón cái còn có thể giúp chúng ta kiểm tra tình hình sức khỏe của cơ thể. Dùng lực ấn vào phần bụng của ngón cái, giữ khoảng 3 giây, sau đó buông tay để xem cơ thịt của ngón cái đàn hồi trở lại. Nếu phần lõm của ngón cái đàn hồi khá nhanh, tức tinh khí rất mạnh; nếu phần cơ thịt ấy đàn hồi khá chậm, có phần lõm xuống, tức tinh khí suy yếu. Ở nam giới thì dễ mắc chứng bệnh liệt dương; nữ giới dễ phát sinh tính lãnh đạm, thậm chí mắc phải bệnh phụ khoa…
Dùng lực ấn vào phần cơ thịt đại ngư tế phía dưới ngón cái, giữ khoảng 3 phút, sau đó thả tay ra và quan sát khả năng đàn hồi của nó để đoán biết tình trạng sức khỏe của cơ tim. Nếu phần cơ thịt của đại ngư tế đàn hồi khá nhanh, chứng tỏ khí huyết trong người đầy đủ; nếu phần cơ thịt này đàn hồi khá chậm, chứng tỏ cơ tim có hao tổn, lực tim không đủ, nếu sau khi ấn xuống, phần cơ thịt ấy bị lõm tức chức năng cơ thể ứng với nơi đó suy yếu, khí huyết không đủ, hơn nữa rất dễ có thể mắc bệnh trong người.

Ngón trỏ cho biết tình trạng sức khỏe của dạ dày và ruột

Ngón trỏ là nơi mà đại trường kinh đi qua, chủ yếu phản ánh tình trạng của dạ dày và ruột. Ngón trỏ căng tròn, thẳng đứng, ba đốt thấp dần từ dưới lên trên mới được xem là tốt.
Nếu ngón trỏ trắng xanh và ốm yếu, chứng tỏ chức năng tiêu hóa kém; nếu trông quá ốm yếu tức tình trạng sức khỏe thời thanh niên không tốt, đồng thời cho thấy chức năng của gan mật khá kém, người dễ bị mỏi mệt, thường hay rầu rĩ.
Người có đốt thứ nhất của ngón trỏ quá dài, tình trạng sức khỏe khá kém; đốt thứ hai quá to, chứng tỏ việc hấp thụ canxi không căn bằng, xương và răng thường sớm bị hao tổn; đốt thứ ba của ngón trỏ quá thấp, người đó dễ bị mắc các chứng bệnh về thần kinh.
Nếu ngón trỏ xuất hiện gân xanh, tức ruột bị tắc nghẽn hoặc co cứng; nếu đầu ngón hơi nghiêng, khe hở của đốt ngón lớn, các đường viền khá phức tạp, phần lớn là do có bệnh ở hệ tiêu hóa làm chức năng chuyển hóa thức ăn của ruột và dạ dày thất thường, đặc biệt dễ phát sinh bệnh về đường ruột.

Ngón giữa cho biết tình trạng sức khỏe của tim

Ngón giữa là nơi mà tâm bao kinh đi qua, nó chủ yếu cho biết tình trạng của tim. Ngón giữa đầy đặn, dài và khỏe, ba đốt ngón giữa tương đương với nhau, ngón thẳng không cong mới được xem là tốt.
Ngón giữa trắng xanh, khá nhỏ và ốm yếu, chứng tỏ tình trạng sức khỏe lúc còn  trẻ không được tốt, chức năng hệ tim mạch kém hoặc thiếu máu; đầu ngón giữa cong  biểu thị chức năng của ruột non khá yếu; lằn ngang giữa các đốt xuất hiện gân xanh, đấy là do bị sơ cứng động mach não, dễ đau đầu, chóng mặt. thậm chí trúng phong.
Người có đốt thứ 2 của ngón giữa đặc biệt dài, tức khả năng trao đổi canxi của cơ thể không bình thường, dễ mắc các chứng bệnh về xương và răng; ngón giữa ngắn thường dễ mắc các bệnh về phổi và thận; ngón giữa dài dễ mắc các bệnh về tâm não huyết quản( như cao huyết áp, tim…).

Ngón vô danh cho biết tình trạng sức khỏe của nội tiết tố

Ngón vô danh (hay còn gọi là ngón áp út) là nơi mà thiếu dương tam tiêu kinh đi qua, nó chủ yếu cho biết tình trạng của gan và mật. Ngón vô danh đầy đặn, các đốt tương đương nhau, ngón tay thẳng không cong, đường viền rõ nét, cao đến giữa đốt thứ nhất của ngón giữa mới được xem là tốt.
Ngón vô danh mạnh hay yếu có quan hệ mật thiết với tình trạng sức khỏe của gân cốt và hệ tiết niệu, sinh dục trong cơ thể người. Ngón vô danh có màu trắng xanh, ốm yếu cho thấy tình trạng sức khỏe thời trung niên không được tốt, đồng thời cho biết chức năng của thận và hệ sinh dục khá kém; đầu ngón vô danh cong, các đốt rời rạc thường dễ mắc các bệnh về hệ tiết niệu hoặc suy nhược thần kinh.
Ngón vô danh ngắn thường cho biết nguyên khí trong cơ thể không đủ, thể lực kém; đốt thứ hai của ngón vô danh quá dài chứng tỏ xương và răng khá yếu.

Ngón út cho biết tình trạng sức khỏe của tâm thận

Ngón út là nơi mà tâm kinh và tiểu trường kinh đi qua, nó chủ yếu cho biết tình trạng của tâm thận. Ngón út khỏe mạnh, thon dài và thẳng, các đốt tương đương nhau, chiều cao của ngón út đạt đến lằn ngang đốt thứ nhất của ngón vô danh hoặc vượt qua một chút.
Ngón út tuy nhỏ nhưng có thể phản ánh được các tố chất bẩm sinh bao gồm chức năng hệ tuần hoàn, hệ tiết niệu- sinh dục. Ngón út to khỏe có thể bù cho sự thiếu hụt của bốn ngón còn lại, nhưng các ngón khác to khỏe mà ngón út ốm yếu, tức khí bẩm sinh vốn đã không đủ.
Ngón út có màu trắng xanh, ốm yếu, chứng tỏ sức khỏe  về già không được tốt, có bệnh về hệ tiêu hóa; ngón út ốm yếu, hơi lệch có lien quan đến tình dục và hệ tiết niệu- sinh dục, ở nữ thường mắc các chứng bệnh phụ khoa, kinh nguyệt không đều, sinh nở khó khăn; ở nam giới dễ mắc các bệnh suy thận, đau lưng và đầu gối, tình dục kém.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét