Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị là tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng gặp khó khăn hoặc bị đình trệ một phần, hậu quả dẫn đến dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nước và điện giải, mất nhiều natri, kali và clo trong máu gây nên tăng dự trữ kiềm gọi là tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa.
Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân trong đó thường gặp là:
 Ảnh minh họa (nguồn Internet).
- Bệnh dạ dày tá tràng:
Do viêm nhiễm tại ổ loét, gây phù nề niêm mạc dẫn đến chít hẹp lòng tá tràng. Vì vậy, nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới loét xơ chai, gây biến dạng, co kéo và chít hẹp môn vị.
- Ung thư hang - môn vị dạ dày: Trong bệnh lý ung thư dạ dày, tỷ lệ ung thư vùng hang - môn vị là cao nhất. Các khối u  xâm lấn lây nhiễm ở thành dạ dày xung quanh làm hẹp môn vị. Tình trạng hẹp môn vị tăng dần theo tiến triển của khối u.
Ngoài ra,còn do một số nguyên nhân khác như: Polyp ở môn vị hay gần môn vị tụt xuống; Sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị; Hẹp phì đại môn vị ở người lớn; teo cơ hang vị, hẹp phì đại môn vị; u tụy xâm lấn môn vị, tá tràng; viêm dính quanh tá tràng…
Dấu hiệu  nhận biết
Biểu hiện lâm sàng đa dạng, mức độ và tính chất các  triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Giai đoạn đầu: Thường xuất hiện đau bụng (thường đau dữ dội sau bữa ăn), đau vùng trên rốn, nếu nôn ra được thì dịu đau hơn. Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu.
Giai đoạn tiến triển: Bệnh nhân thường đau sau bữa ăn 2 - 3 giờ, đau từng cơn liên tiếp nhau, luôn có cảm giác chướng bụng. Bệnh nhân  nôn ra thức ăn của ngày hôm trước (nôn ra nước ứ đọng của dạ dày màu xanh đen, có bệnh nhân phải móc họng để nôn), nôn được thì dễ chịu. Nhưng toàn thân có biểu hiện suy sụp rõ rệt: mất nước mất điện giải rõ, người gầy còm, mắt trũng, da khô nhăn nheo.
Giai đoạn cuối: Bệnh nhân luôn có cảm giác đầy bụng, trướng bụng, ậm ạch, ăn uống khó tiêu. Đau liên tục, âm ỉ, bệnh nhân nôn ít hơn, nhưng mỗi lần nôn ra rất nhiều dịch ứ đọng, chất nôn có mùi thối; tình trạng toàn thân suy sụp rõ rệt.
Phải điều trị kịp thời
Loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân gây hẹp môn vị nhiều nhất, bởi vậy người có tiền sử bệnh tiêu hóa không nên ăn các thức ăn có vị chua dễ gây viêm loét dạ dày như dưa muối, cà muối, dấm, mẻ, sấu, me, khế, chanh… không hút thuốc, uống rượu, dễ gây viêm loét dạ dày tái phát. Không nên làm việc nặng ngay sau khi ăn.
Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần kịp thời phát hiện và điều trị các căn bệnh polyp dạ dày, phì đại môn vị, lao, giang mai, u đầu tụy,... nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây hẹp môn vị.
Nếu có các triệu chứng bất thường như: nôn mửa (nôn vọt, thường xuyên nôn sau khi ăn, có thể chất nôn lẫn máu), biểu hiện mất nước, dễ cáu kỉnh, tiểu tiện ít… trước 6 giờ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Nếu để muộn sẽ  gây một số biến chứng nguy hiểm như kích thích dạ dày gây chảy máu, mất nước và mất cân bằng chất điện giải,… thậm chí có thể tử vong.     

Nguyên nhân dẫn đến hẹp môn vị


Hẹp môn vị là hội chứng với biểu hiện chung là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn; hậu quả dẫn đến dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày sau 6 giờ vẫn chưa lưu thông hết (bình thường 4 giờ). Nguyên nhân là do loét tá tràng lâu ngày. Nguyên nhân thường gặp nhất là do ung thư hang - môn vị dạ dày. Ngoài ra, còn có thể do một số nguyên nhân khác như: các u lành tính vùng hang môn vị, teo cơ hang vị, hẹp phì đại môn vị; u tụy xâm lấn môn vị, tá tràng; viêm dính quanh tá tràng... Biểu hiện của bệnh đa dạng, mức độ và tính chất các triệu chứng phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
 Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Giai đoạn đầu:
bệnh nhân xuất hiện đau bụng với tính chất thường đau sau bữa ăn, đau vùng thượng vị, đau giảm đi sau khi nôn. Nôn xuất hiện sớm sau khi ăn, có khi nôn ra thức ăn của bữa ăn trước cùng  dịch dạ dày màu xanh đen.  Ngoài ra, bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu.
Giai đoạn tiến triển: lúc này đau thường xuất hiện sau ăn 2 - 3 giờ, đau từng cơn liên tiếp nhau, bệnh nhân không dám ăn, mặc dù rất đói. Bệnh nhân nôn càng ngày càng nhiều, nôn ra dịch ứ đọng trong dạ dày, màu xanh đen, có thức ăn của bữa mới lẫn với thức ăn của bữa trước chưa tiêu. Sau nôn bệnh nhân hết đau.
Giai đoạn cuối: bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đầy bụng, trướng bụng, ậm ạch, ăn uống khó tiêu. Đau liên tục nhưng nhẹ hơn giai đoạn trước. Nôn ít hơn, nhưng mỗi lần nôn ra rất nhiều dịch ứ đọng và thức ăn bữa trước, chất nôn có mùi thối;  tình trạng toàn thân suy sụp rõ rệt.
Chẩn đoán hẹp môn vị chủ yếu dựa vào nội soi. Với bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến rối loạn chuyển hóa nước, điện giải, toàn thân suy kiệt và đe dọa tử vong. Tùy theo nguyên nhân và mức độ hẹp môn vị mà phác đồ điều trị sẽ khác nhau. Trong trường hợp này, bố bạn cần có sự theo dõi thường xuyên của nhân viên y tế, tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra, không được tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét