Mất thính giác chia ra hai loại: mất
thính giác dẫn truyền và mất thính giác cảm giác. Mất thính giác dẫn
truyền là do tổn thương loa tai, ống tai ngoài hoặc tai giữa; trong khi
tổn thương tai trong hoặc dây thần kinh số 8 gây ra mất thính giác cảm
giác thần kinh.
Mất thính giác dẫn truyền
Nguyên nhân gây mất thính giác dẫn truyền thường do: nghẽn ống tai
ngoài bởi ráy tai, dị vật, sưng lớp lót ống tai, tịt ống tai, u tân sinh
ống tai, thủng màng nhĩ; gián đoạn chuỗi xương con, trường hợp hoại tử
mỏm dài xương đe do chấn thương hay nhiễm khuẩn; xơ cứng tai; tràn dịch,
tạo sẹo hay u tân sinh trong tai giữa. Mất thính giác dẫn truyền thứ
phát do bị ăn mòn xương con là bệnh hay gặp, cần phải phẫu thuật để loại
bỏ tổ chức bệnh đó. Trường hợp mất thính giác dẫn truyền trong khi ống
tai bình thường và màng nhĩ còn nguyên vẹn là triệu chứng của bệnh lý
xương con. Cố định xương bàn đạp do xơ cứng tai gây mất thính giác dẫn
truyền tần số thấp. Xử trí trường hợp này bằng đeo máy trợ thính hoặc
phẫu thuật cắt bỏ xương bàn đạp có thể hồi phục thính giác. Chấn thương,
viêm tai giữa cấp tính hay mạn tính thường gây thủng màng nhĩ. Nếu
thủng màng nhĩ nhỏ thường tự khỏi, trong khi thủng lớn cần phải can
thiệp phẫu thuật tạo hình màng nhĩ rất hiệu quả (>90%), vá màng nhĩ.
Mất thính giác cảm giác thần kinh
Các nguyên nhân gây tổn thương tế bào lông của cơ quan Corti gồm: tiếng động cường độ cao, nhiễm virut, thuốc độc với tai như salicylat, quinin, aminoglycosid, furosemid, acid ethacrynic, các hoá chất điều trị ung thư, vỡ xương thái dương, viêm màng não, xơ cứng ốc tai, bệnh Ménière, người cao tuổi. Dị dạng bẩm sinh tai trong gây mất thính giác ở một số người lớn. Giảm thính lực ở người cao tuổi giai đoạn đầu là mất thính giác đối xứng với tần số cao; thời gian sau mất thính giác ở tất cả các tần số. Cấy ốc tai là cách điều trị tốt nhất trong trường hợp này.
Bệnh Ménière biểu hiện chóng mặt từng cơn, mất thính giác cảm giác thần kinh dao động, ù tai, và cảm giác đầy tai. Bị ù tai và/hoặc điếc luôn luôn xuất hiện khi bệnh tiến triển và nặng hơn trong cơn cấp tính. Ménière có tỷ lệ mắc bệnh hàng năm là từ 0,5-7,5 trên 1.000 dân; bệnh thường bắt đầu ở tuổi 50 nhưng cũng có thể xảy ra ở tuổi thanh niên hoặc tuổi già. Tổn thương do tràn nội dịch dẫn đến thoái hoá tế bào lông tiền đình và ốc tai do nhiễm khuẩn, chấn thương, bệnh tự miễn dịch, viêm hoặc khối u. Đặc trưng của bệnh là suy thính giác cảm giác thần kinh một bên tần số thấp. Điều trị bằng cách dùng chế độ ăn ít muối, thuốc lợi tiểu, glucocorticoid ngắn hạn có thể mang lại hiệu quả tốt. Phẫu thuật chữa chóng mặt, giảm áp bao nội dịch, cắt bỏ mê đạo và cắt ngang dây thần kinh tiền đình có kết quả triệt tiêu chóng mặt trong >90% trường hợp. Mất thính giác cảm giác thần kinh còn có thể do u tân sinh, bệnh mạch, bệnh hủy myelin, nhiễm khuẩn, thoái hóa hoặc chấn thương ảnh hưởng đến đường thính giác trung tâm. Tổn thương do HIV gây ra bệnh lý ở cả hai hệ thính giác ngoại vi và trung tâm, gây suy giảm thính giác cảm giác thần kinh.
Mất thính giác hỗn hợp là mất thính giác dẫn truyền và cảm giác thần kinh đồng thời, do bệnh lý ảnh hưởng đến tai giữa và tai trong như xơ cứng tai ở xương con và ốc tai, chấn thương đầu, viêm tai giữa mạn tính, cholesteatom, khối u tai giữa, và một số dị dạng tai trong.
Các phương pháp điều trị mất thính giác
Mất thính giác dẫn truyền có thể phẫu thuật để sửa chữa, trong khi mất thính giác cảm giác thần kinh thì vĩnh viễn. Tịt ống tai có thể chữa bằng phẫu thuật, thường cải thiện được khả năng nghe. Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa mạn tính hoặc chấn thương có thể chữa bằng cách tạo hình màng nhĩ. Cũng như vậy, mất thính giác dẫn truyền kèm theo xơ cứng tai có thể điều trị bằng cách cắt bỏ xương bàn đạp, phẫu thuật này thành công từ 90-95% trường hợp. Sử dụng ống chọc màng nhĩ tái lập nhanh khả năng nghe ở bệnh nhân bị tràn dịch tai giữa. Dùng máy trợ thính hiệu quả và dễ chịu đối với bệnh nhân bị mất thính giác dẫn truyền. Tương tự bệnh nhân bị mất thính giác cảm giác thần kinh nhẹ, vừa và nặng thường phục hồi nhờ đeo máy trợ thính. Trong trường hợp máy trợ thính không đạt mức độ phục hồi thính giác mong muốn, thì dùng liệu pháp cấy ốc tai.
Phòng bệnh
Có thể phòng bệnh mất thính giác dẫn truyền bằng cách dùng liệu pháp kháng sinh trong thời gian thích hợp cho bệnh viêm tai giữa cấp tính; dùng phương pháp thông khí tai giữa với ống chọc màng nhĩ cho bệnh tràn dịch tai giữa. Mất chức năng tiền đình và điếc do dùng kháng sinh aminoglycosid phần lớn có thể phòng ngừa được bằng cách theo dõi cẩn thận quá trình điều trị. Phải sử dụng các biện pháp bảo vệ thính giác trong lao động khi sự tiếp xúc kéo dài trong thời gian 8 giờ với cường độ âm thanh trung bình 85 dexiben.
Mất thính giác dẫn truyền
Sơ đồ cấu tạo giải phẫu tai.
|
Mất thính giác cảm giác thần kinh
Các nguyên nhân gây tổn thương tế bào lông của cơ quan Corti gồm: tiếng động cường độ cao, nhiễm virut, thuốc độc với tai như salicylat, quinin, aminoglycosid, furosemid, acid ethacrynic, các hoá chất điều trị ung thư, vỡ xương thái dương, viêm màng não, xơ cứng ốc tai, bệnh Ménière, người cao tuổi. Dị dạng bẩm sinh tai trong gây mất thính giác ở một số người lớn. Giảm thính lực ở người cao tuổi giai đoạn đầu là mất thính giác đối xứng với tần số cao; thời gian sau mất thính giác ở tất cả các tần số. Cấy ốc tai là cách điều trị tốt nhất trong trường hợp này.
Bệnh Ménière biểu hiện chóng mặt từng cơn, mất thính giác cảm giác thần kinh dao động, ù tai, và cảm giác đầy tai. Bị ù tai và/hoặc điếc luôn luôn xuất hiện khi bệnh tiến triển và nặng hơn trong cơn cấp tính. Ménière có tỷ lệ mắc bệnh hàng năm là từ 0,5-7,5 trên 1.000 dân; bệnh thường bắt đầu ở tuổi 50 nhưng cũng có thể xảy ra ở tuổi thanh niên hoặc tuổi già. Tổn thương do tràn nội dịch dẫn đến thoái hoá tế bào lông tiền đình và ốc tai do nhiễm khuẩn, chấn thương, bệnh tự miễn dịch, viêm hoặc khối u. Đặc trưng của bệnh là suy thính giác cảm giác thần kinh một bên tần số thấp. Điều trị bằng cách dùng chế độ ăn ít muối, thuốc lợi tiểu, glucocorticoid ngắn hạn có thể mang lại hiệu quả tốt. Phẫu thuật chữa chóng mặt, giảm áp bao nội dịch, cắt bỏ mê đạo và cắt ngang dây thần kinh tiền đình có kết quả triệt tiêu chóng mặt trong >90% trường hợp. Mất thính giác cảm giác thần kinh còn có thể do u tân sinh, bệnh mạch, bệnh hủy myelin, nhiễm khuẩn, thoái hóa hoặc chấn thương ảnh hưởng đến đường thính giác trung tâm. Tổn thương do HIV gây ra bệnh lý ở cả hai hệ thính giác ngoại vi và trung tâm, gây suy giảm thính giác cảm giác thần kinh.
Mất thính giác hỗn hợp là mất thính giác dẫn truyền và cảm giác thần kinh đồng thời, do bệnh lý ảnh hưởng đến tai giữa và tai trong như xơ cứng tai ở xương con và ốc tai, chấn thương đầu, viêm tai giữa mạn tính, cholesteatom, khối u tai giữa, và một số dị dạng tai trong.
Các phương pháp điều trị mất thính giác
Mất thính giác dẫn truyền có thể phẫu thuật để sửa chữa, trong khi mất thính giác cảm giác thần kinh thì vĩnh viễn. Tịt ống tai có thể chữa bằng phẫu thuật, thường cải thiện được khả năng nghe. Thủng màng nhĩ do viêm tai giữa mạn tính hoặc chấn thương có thể chữa bằng cách tạo hình màng nhĩ. Cũng như vậy, mất thính giác dẫn truyền kèm theo xơ cứng tai có thể điều trị bằng cách cắt bỏ xương bàn đạp, phẫu thuật này thành công từ 90-95% trường hợp. Sử dụng ống chọc màng nhĩ tái lập nhanh khả năng nghe ở bệnh nhân bị tràn dịch tai giữa. Dùng máy trợ thính hiệu quả và dễ chịu đối với bệnh nhân bị mất thính giác dẫn truyền. Tương tự bệnh nhân bị mất thính giác cảm giác thần kinh nhẹ, vừa và nặng thường phục hồi nhờ đeo máy trợ thính. Trong trường hợp máy trợ thính không đạt mức độ phục hồi thính giác mong muốn, thì dùng liệu pháp cấy ốc tai.
Phòng bệnh
Có thể phòng bệnh mất thính giác dẫn truyền bằng cách dùng liệu pháp kháng sinh trong thời gian thích hợp cho bệnh viêm tai giữa cấp tính; dùng phương pháp thông khí tai giữa với ống chọc màng nhĩ cho bệnh tràn dịch tai giữa. Mất chức năng tiền đình và điếc do dùng kháng sinh aminoglycosid phần lớn có thể phòng ngừa được bằng cách theo dõi cẩn thận quá trình điều trị. Phải sử dụng các biện pháp bảo vệ thính giác trong lao động khi sự tiếp xúc kéo dài trong thời gian 8 giờ với cường độ âm thanh trung bình 85 dexiben.
ThS. Phạm Nguyễn Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét