Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

Làm gì khi bị thoái hóa khớp, viêm khớp, phong tê thấp?

Thoái hóa khớp, đau cột sống thắt lưng, viêm khớp, phong tê thấp, …là một loạt những bệnh lý về khớp nói chung, chiếm tỷ lệ không nhỏ trong dân số Việt Nam, đặc biệt ở người trung và cao tuổi.

Ở nước ta, tần suất mắc bệnh xương khớp nội khoa ngày càng tăng lên ở những người trên 60 tuổi. 

Ở nước ta, tần suất mắc bệnh xương khớp nội khoa ngày càng tăng lên ở những người trên 60 tuổi.

Các bệnh về khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể: khớp gối, khớp háng và khớp cổ chân, khớp vai, khớp sống lưng, khớp ngón tay… Người bệnh sẽ cảm thấy đau khi ấn vào khớp, đau tăng nhiều về đêm và gần sáng, không thể gập hay duỗi khớp một cách bình thường. Các khớp viêm tiến triển nặng dần thành tình trạng sưng tấy, dính và biến dạng khớp với nhiều di chứng khác nhau như ngón tay cong gập hình cổ cò, cổ tay hình lạc đà, khớp gối dính ở tư thế nửa co… Bệnh nhân thường xuyên phải chịu những cơn đau dai dẳng và đứng trước nguy cơ tàn phế. Chính vì vậy, mục tiêu ưu tiên điều trị là làm sao cho người bệnh không đau khi sinh hoạt hàng ngày và có thể sống chung một cách “hòa bình” với bệnh khớp.

Tất cả người bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, phong tê thấp nói riêng và người mắc các bệnh lý về khớp nói chung đều nên biết, biện pháp điều trị phải bao gồm chế độ luyện tập và thuốc men.

Về luyện tập, nguyên tắc đáng nhớ nhất là: ít nhưng thường xuyên. Hoạt động nhiều quá sẽ làm đau các khớp nhưng ít quá khiến khớp xơ, cứng. Các môn thể thao phù hợp như đi bộ, tập thái cực quyền, tập dưỡng sinh. Người bệnh có thể đi gậy nếu đau khớp gối hoặc khớp háng, thường xuyên xoa bóp để tăng cường sự vận hành của khí huyết và cần hạn chế leo cầu thang hay khiêng vác nặng, tránh ngồi xổm hay ngồi xếp bằng, tránh vận động quá mức mà không cho khớp nghỉ ngơi.

Thầy thuốc có thể cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau chống viêm, thuốc bổ sung dịch khớp vào ổ khớp hoặc nặng hơn có thể phải điều trị bằng phẫu thuật như: ghép sụn, sửa trục chi, thay khớp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét